Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nhức đầu, ù tai sau khi ngoáy mũi: Không liên quan đến việc lấy mẫu xét nghiệm

MangYTe - Anh N.H.V. (32 tuổi, TP Thủ Đức, TP.HCM) có biểu hiện ù tai nhiều ngày, nhức đầu. Anh V. nghĩ rằng các triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khi anh được 'ngoáy mũi' để lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.

Người dân được nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp dịch tỵ hầu ở tp.hcm - ảnh: thu hiến

Tuy nhiên khi anh V. đến bệnh viện khám, các bác sĩ cho biết anh V. bị nấm tai.

Nấm tai lại nhầm đau do "ngoáy mũi"

Bệnh lý nấm tai này có thể do nhiều nguyên nhân như: do thời tiết nóng ẩm, bị tổn thương ống tai, dụng cụ ráy tai không sạch sẽ, sử dụng kháng sinh nhỏ tai kéo dài, tắm ở những nơi có nguồn nước không sạch sẽ… việc lấy dịch tỵ hầu nhiều lần không liên quan đến bệnh lý này.

Sau khi được chẩn đoán chính xác bệnh, bệnh nhân được rửa tai, điều trị nấm, các triệu chứng ù tai, đau nhức đã không còn. bệnh nhân được bác sĩ giải thích rõ, không còn lo lắng về việc lấy mẫu xét nghiệm nhiều lần.

Bác sĩ ckii lê khánh huy, phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện tai mũi họng tp.hcm, cho biết thời gian gần đây, tại bệnh viện lượng người bệnh đến khám vì các vấn đề liên quan đến tai - mũi - họng tăng lên khoảng 4 lần so với thời gian tp thực hiện giãn cách xã hội. trong đó, có nhiều trường hợp cho biết bị ù tai, nhức đầu sau khi lấy dịch tỵ hầu để xét nghiệm covid-19.

Tuy nhiên, kết quả thăm khám cho thấy chủ yếu các bệnh nhân bị nấm tai hoặc các bệnh lý liên quan khác. các bệnh lý này không liên quan đến việc lấy dịch tỵ hầu để xét nghiệm. sau khi được chẩn đoán và điều trị, các bệnh nhân đều hồi phục tốt, không còn các triệu chứng ù tai, đau nhức.

Lấy dịch tỵ hầu an toàn

Theo bác sĩ huy, hiện nay nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định phương pháp lấy dịch tỵ hầu xét nghiệm covid-19 là phương pháp an toàn, không gây ảnh hưởng đến thính lực, không gây bất kỳ triệu chứng nào nếu được thực hiện đúng kỹ thuật.

Một số ít trường hợp nếu lấy mẫu xét nghiệm không đúng kỹ thuật sẽ xảy ra hiện tượng chảy máu mũi, ù tai, phù nề vòm họm gây kích thích, đau nhức sau khi lấy mẫu. tuy nhiên, đa số các triệu chứng này chỉ xảy ra ngay sau khi lấy mẫu, không kéo dài. các triệu chứng thường tự hết sau một thời gian, không ảnh hưởng đến thính lực.

Bác sĩ Huy cho biết nếu những triệu chứng như: nhức mũi, ù tai vẫn kéo dài, người bệnh nên lưu ý bởi có thể đã mắc bệnh lý tai - mũi - họng đi kèm trong thời gian đó.

Tùy vào tình trạng của bệnh lý, bên cạnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó người bệnh nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa tai - mũi - họng để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Rất hiếm trường hợp bị biến cố

PGS Đỗ Văn Dũng cho biết một nghiên cứu tại Bệnh viện Trường đại học Helsinki (Phần Lan) cho khoảng 650.000 trường hợp lấy mẫu tỵ hầu cho xét nghiệm RT-PCR SARS-CoV-2 cho thấy khoảng 8 trường hợp có biến cố (4 trường hợp gãy que lấy mẫu, 4 trường hợp chảy máu mũi, ngoài ra có thể có một số biến cố khác nhưng nhẹ hơn nên không đến khám tại phòng khám cấp cứu tai mũi họng).

Để tránh các biến cố này, người lấy mẫu không được dùng lực khi lấy mẫu, đặc biệt khi bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật ở mũi hay nền sọ. Cần lưu ý đến một số yếu tố có thể làm chảy máu cam khi lấy mẫu như: phẫu thuật chỉnh vách ngăn, nghẹt mũi, vẹo vách ngăn…

​Giao mùa - điều kiện một số bệnh lý tai mũi họng “nảy sinh”

Giao mùa là khoảnh khắc thiên nhiên chuyển mình từ mùa này sang mùa khác, khi mùa hè qua thì mùa thu tới cũng là thời điểm đất trời có những sự vận động thay đổi.

HOÀI THƯƠNG - THU HIẾN

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/nhuc-dau-u-tai-sau-khi-ngoay-mui-khong-lien-quan-den-viec-lay-mau-xet-nghiem-20211109103533206.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Mẹ tôi bị nấm tai hai năm nay, biểu hiện váng tai, gần đây lại có mủ. Đã đi bác sĩ chữa nhiều lần nhưng không khỏi.
  • Bệnh nấm tai do tắm tại các bể bơi, khi tắm xong không vệ sinh tai sạch sẽ hoặc do hay đi lấy ráy tai ở hiệu cắt tóc, gội đầu…
  • Mấy ngày gần đây, số bệnh nhân đến khám và phẫu thuật tại BV Tai mũi họng Trung ương tăng 3 - 4 lần, với rất nhiều ca viêm tai giữa.
  • Chào Mangyte, Tôi ở xa lên TPHCM khám bệnh, nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có thay đổi giờ làm việc. Kính mong Mangyte tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Mạnh Tiến - Bình Dương)
  • Kính gửi Mangyte, Qua phương tiện thông tin và nhiều bạn bè tôi được biết BV Hòa Hảo thật hoàn hảo khi khám và chữa bệnh.
  • Tôi ở Ninh Thuận, hè này đưa các cháu đi Sài Gòn chơi, nhân tiện muốn đến BV Chợ Rẫy khám bệnh đau vai gáy. Xem trên Mangyte thì thấy triệu chứng của tôi giống bệnh đó lắm. Nghe nói BV Chợ Rẫy có dịch vụ hẹn giờ qua điện thoại để đỡ phải chen chúc, nhờ Mangyte hướng dẫn tôi với! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Hiếu Minh - Ninh Thuận)
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Bố mẹ tôi dự định đi du lịch miền Tây 1 chuyến, lưu trú ở Cần Thơ. Tôi hơi e ngại vì bố tôi bị cao huyết áp, dù ông có uống Thu*c đều đặn nhưng tôi vẫn lo lắng. Nếu trong chuyến đi mà sức khỏe ông có vấn đề gì thì phải làm sao? Liệu có dịch vụ khám bệnh ở khách sạn không ạ? Tôi cảm ơn mangyte.vn rất nhiều! (Đại Phong – Bình Dương)
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY