Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những bóng hồngtận tâm, tận lực với học viên cai nghiện

Công tác tại trung tâm cai nghiện là một trong những công việc phức tạp, đòi hỏi sự kiên nhẫn, không ngại gian khó. Tuy nhiên, tại Cơ sở xã hội Nhị Xuân (huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh), một số nữ thanh niên xung phong đã tình nguyện gắn bó với công việc này nhằm hỗ trợ những người lầm lỡ hòa nhập cộng đồng.

Một trong những nữ thanh niên xung phong tận tâm với công việc hỗ trợ người cai nghiện là chị vũ hồng thúy, cán bộ tổ nữ khu hỗ trợ cắt cơn, cơ sở xã hội nhị xuân. sinh năm 1991, khi vừa tốt nghiệp ngành công tác xã hội, trường đại học lao động - xã hội vào năm 2017, chị vũ hồng thúy đã quyết định xin vào công tác tại cơ sở xã hội nhị xuân nhằm hỗ trợ những học viên cai nghiện mà chị đã có dịp tiếp xúc khi đi thực tập tại cơ sở lúc còn là sinh viên năm thứ 4.

Khi mới vào làm, hồng thúy được đơn vị cho học nghiệp vụ về cách sơ cấp cứu khi học viên xảy ra sự cố; về công tác tham vấn, tư vấn, vệ sinh an toàn thực phẩm, cách phòng chống các bệnh truyền nhiễm và đặc biệt là môn võ để tự vệ. trong thời gian đầu công tác, hồng thúy gặp phải một số học viên không chấp hành quy định, nội quy giờ giấc, tỏ ra khó chịu, chửi thề, gây mâu thuẫn nội bộ trong phòng với các học viên khác và đặc biệt có hành vi chống đối. bên cạnh việc nhờ đến giúp đỡ của đồng nghiệp, hồng thúy dành nhiều thời gian để tiếp xúc, lắng nghe học viên một cách chân thành, gần gũi. từ từ, các học viên cũng tự nhìn nhận và thay đổi, chấp hành nội quy của cơ sở.

Hồng thúy chia sẻ: khó khăn trong công tác quản lý học viên cai nghiện là nắm bắt tâm lý, giúp học viên tuân thủ nền nếp tại cơ sở để quá trình cắt cơn, cai nghiện được thuận lợi. nhiều học viên có mâu thuẫn từ trước hoặc khi vào cơ sở nảy sinh mâu thuẫn rồi cự cãi nhau, tôi phải luôn tìm cách giải quyết mâu thuẫn bằng cách tách riêng từng học viên, làm việc riêng với học viên, giảm chế độ đi mua đồ căng-tin, gọi điện về nhà đối với những học viên không chấp hành tốt.

Trong khi đó, đối với bản thân, tôi phải thường xuyên học tập kinh nghiệm, cũng như cách vượt qua khó khăn của các anh chị trong cơ sở. Làm việc xa gia đình (quê ở tỉnh Thanh Hóa), đặc thù công việc không được nghỉ ngày lễ, Tết để về thăm gia đình, nhưng nhận được sự động viên của đồng nghiệp và gia đình nên tôi luôn cố gắng vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

Đối với hồng thúy, sự thay đổi về nền nếp, lối sống, cũng như ý chí bắt đầu cuộc sống mới không có M* t*y của các học viên là động lực để chị tiếp tục cống hiến và giúp đỡ những người từng vướng vào M* t*y.

Trong khi đó, chị nguyễn thị hợp, y sĩ phòng y tế, cơ sở xã hội nhị xuân đã có gần 20 năm gắn bó với học viên cai nghiện. không giống như các y, bác sĩ làm việc ở các bệnh viện, các y, bác sĩ làm việc tại cơ sở xã hội nhị xuân thường phải đối mặt với những nguy hiểm nhất định khi thường xuyên tiếp xúc với học viên sử dụng M* t*y, ngáo đá, có hành vi chống đối.

Trong công tác khám chữa bệnh, chị nguyễn thị hợp luôn phải đối mặt với học viên tìm cách gây hấn, dùng những từ ngữ khó nghe. có trường hợp học viên trong lúc đến phòng khám bệnh thì lên cơn kích động, đập phá cửa, đòi được về để mua M* t*y. gặp những trường hợp như vậy, chị hợp vừa phải kiên định, vững vàng trong hành động, vừa phải nhỏ nhẹ, xoa dịu học viên, giảm kích động rồi kê những toa Thu*c phù hợp.

Đối với những y sĩ tại cơ sở cai nghiện như chị nguyễn thị hợp, công việc dường như càng tất bật vào những ca trực đêm để giải quyết những vấn đề sức khỏe của người đang cai nghiện như nhức đầu, cảm sốt, đau bụng, cũng như tiếp nhận và xử lý những trường hợp phê M* t*y, ngáo đá, do lực lượng công an đưa đến.

Chăm sóc sức khỏe cho học viên cai nghiện không chỉ đơn thuần là khám bệnh, kê Thu*c, mà phải quan tâm cả về môi trường sinh hoạt, động viên tinh thần, giải thích nhiều vấn đề để học viên nắm bắt và tuân theo để cắt cơn, tự nguyện tránh xa M* t*y. với thái độ ân cần, luôn sẻ chia của chị hợp, dần dần học viên không chỉ xem chị là một người thầy Thu*c, mà còn là người đáng tin tưởng như người thân trong gia đình, luôn chia sẻ với chị những vấn đề gặp phải trong quá trình cắt cơn, cai nghiện và thường thăm hỏi về gia đình và công việc vất vả của chị.

Chị nguyễn thị hợp cho biết: tính chất công việc đặc thù nên các y bác sỹ tại đây thường xuyên đối mặt với nhiều bệnh nhân tâm lý bất thường, rủi ro luôn rình rập, đòi hỏi người thầy Thu*c phải nỗ lực nhiều hơn trong công tác, nắm bắt tâm lý, tinh thần người bệnh để tìm cách xoa dịu. nhìn những học viên tiến bộ từng ngày trong quá trình cắt cơn, cai nghiện, đủ sức khỏe để học tập và lao động, bắt đầu cuộc sống mới khi trở về với gia đình, các y bác sỹ tự nhủ phải nỗ lực nhiều hơn để luôn sát cánh hỗ trợ học viên sửa chữa sai lầm, tái hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội.

Chia sẻ về công tác của cán bộ tại cơ sở cai nghiện, ông ngô quốc việt, phó giám đốc cơ sở xã hội nhị xuân cho biết: cơ sở xã hội nhị xuân hiện có trên 1.500 học viên cai nghiện tự nguyện và bắt buộc, trong khi lực lượng phụ trách không nhiều đòi hỏi các cán bộ, nhân viên phải nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao. vì tính chất công việc đặc thù, nên các cán bộ, nhân viên tại đây thường không có ngày nghỉ cuối tuần, không được nghỉ dịp lễ, tết và thường xuyên đối diện với những nguy cơ rủi ro. với lòng yêu nghề và quyết tâm hỗ trợ học viên trong quá trình cai nghiện, các thanh niên xung phong tại cơ sở xã hội nhị xuân phấn đấu vượt qua khó khăn, động viên, hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ.

Nguyễn Xuân Dự (TTXVN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/nguoi-tot-viec-tot/nhung-bong-hongtan-tam-tan-luc-voi-hoc-vien-cai-nghien-20190519141203677.htm)

Tin cùng nội dung

  • Xem phim nóng quá nhiều khiến nam giới phải đối mặt với những hậu quả không tốt cho sức khỏe cũng như đời sống vợ chồng.
  • Nghiện S*x cũng giống như nhiều loại nghiện khác: rượu, ma tuý, Thu*c lá…, con nghiện thường rơi vào trạng thái khổ sở, dằn vặt, bứt rứt khi không được thoả mãn.
  • Ngày 25/3/2015, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ ra quân các đội hình tình nguyện viên tham gia phục vụ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới 132 (IPU-132)
  • Người nghiện rượu thường phải nhập cấp cứu bởi những ảnh hưởng lớn về sức khỏe, tinh thần.
  • Tôi vừa đọc bài báo: Nam sinh Tu vong vì tự sướng 42 lần trong 1 đêm mà rùng mình khi nghĩ đến con trai tôi.
  • (Mangyte) - Tôi vừa đọc bài báo: “Nam sinh Tu vong vì tự sướng 42 lần trong 1 đêm” mà rùng mình…
  • Nghiện game là một tình trạng sử dụng quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY