Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Những cách cực hay giúp trẻ đối phó với cơn giận không phải ai cũng biết

Tức giận là một cảm xúc bình thường và lành mạnh, thế nhưng nhiều đứa trẻ sẽ cảm thấy rất khó để hiểu sự khác biệt giữa cảm xúc tức giận và hành vi hung hăng. Thất vọng và tức giận có thể nhanh chóng biến thành sự thách thức, thiếu tôn trọng, gây hấn và giận dữ nếu trẻ không biết cách đối phó với cảm xúc của mình.

Khi không được kiểm soát, sự gây hấn ở trẻ em như đánh nhau, nhổ nước bọt và trêu chọc có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác như ảnh hưởng đến việc học tập, bị cô lập và sức khỏe tinh thần kém ở tuổi trưởng thành. đối với những đứa trẻ gặp khó khăn trong việc xử lý cơn nóng nảy, hãy sử dụng 5 chiến lược này để giúp chúng kiểm soát cơn giận của bản thân.

Phân biệt giữa cảm giác và hành vi

Hãy dạy trẻ dán nhãn cảm xúc của chúng, để chúng có thể diễn đạt bằng cảm giác tức giận, sự thất vọng và nản chí. Hãy nói cho con bạn biết rằng, chúng hoàn toàn có thể tức giận nhưng không được sử dụng tay chân để đấm đá, giúp chúng biết kiểm soát hành động của mình khi cảm thấy tức giận.

Đôi khi, những hành vi hung hăng bắt nguồn từ cảm giác khó chịu, buồn bã hoặc bối rối. Vì vậy, hãy giúp con tìm ra lý do tại sao chúng cảm thấy tức giận. Có thể chúng cảm thấy buồn về việc một buổi đi chơi bị hủy bỏ, nhưng lại phản ứng trong sự tức giận vì điều đó dễ dàng hơn hoặc nó che dấu sự tổn thương mà con đang cảm thấy.

Bạn hãy nói về cảm xúc một cách thường xuyên và theo thời gian sẽ giúp trẻ học cách nhận ra cảm xúc của mình tốt hơn.

Cha mẹ thực hiện kỹ năng quản lý tức giận phù hợp để làm gương

Cách tốt nhất để dạy trẻ cách đối phó với cơn giận là bằng cách chỉ cho chúng cách bạn đối phó với cảm xúc tức giận như thế nào. khi những đứa trẻ nhìn thấy bạn mất bình tĩnh, chúng dễ học theo và làm điều tương tự. nhưng, nếu bạn đối phó với cảm xúc một cách khôn ngoan, dịu dàng hơn, con bạn cũng sẽ đón nhận điều đó.

Mặc dù việc bảo vệ con tránh khỏi hầu hết các vấn đề của người lớn là rất quan trọng, nhưng thật tốt cho chúng khi thấy cách cha mẹ xử lý cảm xúc khi tức giận. Cho con thấy những lúc bạn cảm thấy thất vọng để con hiểu rằng, đôi khi người lớn cũng có những lúc phải phát điên.

Ngoài ra, cha mẹ hãy chịu trách nhiệm cho hành vi của mình khi mất bình tĩnh trước mặt con. Xin lỗi về những gì bạn nên làm khác đi và nói rằng, hôm nay cha mẹ rất tiếc vì đã nổi nóng khi mất bình tĩnh thay vì đi dạo để giải tỏa cơn giận.

Thiết lập quy tắc tức giận

Hầu hết các gia đình đều có những quy tắc không chính thức về những hành vi nào được chấp nhận và hành vi nào là không khi tức giận. hãy thiết lập các quy tắc xử lý cơn giận dữ trong gia đình tập trung vào những cư xử dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. quy định rõ các hành vi xâm phạm đến thân thể hay phá hoại tài sản để con bạn hiểu rằng chúng không thể ném hay phá vỡ đồ đạc, đánh đấm hoặc đả kích bằng lời nói mỗi khi nổi điên.

Dạy con kỹ năng đối phó lành mạnh

Trẻ em cần biết những cách thích hợp để đối phó với cơn giận của chúng. thay vì nói “con đừng đánh anh con”, bạn cần giải thích những gì chúng có thể làm khi cảm thấy thất vọng. hãy nói "lần sau, con hãy sử dụng lời nói" hoặc "tránh xa anh ra khi con cảm thấy tức giận”. bạn cũng có thể hỏi, "con có thể làm gì thay vì đánh?" để giúp con xác định các phương thức hữu ích hơn.

Bạn cũng có thể hướng con đến các vật có thể giúp bình tĩnh lại, chẳng hạn như một quyển sách tô màu hoặc một bản nhạc nhẹ nhàng. Thu hút các giác quan của trẻ sẽ giúp làm dịu tâm trí và cơ thể khi tức giận.

Sử dụng thời gian chờ như một công cụ để giúp con bạn bình tĩnh. Hãy nói rằng chúng có thể nghỉ một thời gian trước khi gặp rắc rối. Tách các con ra khỏi tình huống đang làm chúng tức giận và dành vài phút để bình tĩnh, điều này thực sự hữu ích với những đứa trẻ dễ nổi giận.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần dạy con kỹ năng giải quyết xung đột một cách hòa bình để trẻ dần nhận ra, mọi việc đều có thể giải quyết mà không cần gây hấn.

Đưa ra kết quả hoặc hậu quả khi cần thiết

Bạn nên cho con biết những kết quả tích cực sẽ nhận được khi con tuân theo các quy tắc tức giận và hậu quả tiêu cực khi chúng phá vỡ các quy tắc. Bạn cũng có thể đưa ra phần thưởng như là kết quả tích cực có thể thúc đẩy trẻ sử dụng các kỹ năng quản lý tức giận khi chúng buồn bã.

Đồng thời các con sẽ phải chịu các hậu quả ngay lập tức nếu trở nên hung dữ. Đó có thể mất đặc quyền hoặc phải bồi thường bằng cách làm thêm việc vặt, cho mượn một món đồ chơi yêu thích… vì có hành vi phá vỡ quy tắc khi tức giận.

BÀI VIẾT

Nguyễn Hoàng

Mạng Y Tế
Nguồn: SaoStar (https://saostar.vn/xa-hoi/giup-con-doi-pho-voi-con-gian-quat-mang-luc-nay-se-phan-tac-dung-20200827232431613.html)

Tin cùng nội dung

  • Tình trạng bạo lực ở giới trẻ, gây không ít quan ngại cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Những trận ức hiếp bạn trang lứa ngày càng nhiều, và hình thức gây hấn cũng càng nham hiểm và nguy hại hơn. Vì sao những thanh thiếu niên này lại chọn gây hấn, thay vì ôn hòa và thù ghét, thay vì tử tế?
  • Nghiên cứu cho thấy rằng, nên dạy trẻ về vấn đề tiền bạc, ngay từ khi chúng bắt đầu biết đếm.
  • Ở tuổi từ 48-52 là thời điểm mãn kinh của phụ nữ. Do những thay đổi nội tiết của cơ thể thường làm cho người phụ nữ xuất hiện các triệu chứng khó chịu, mệt mỏi, cáu gắt, nóng bừng, khó ngủ....
  • Việc mệt mỏi vào buổi chiều sẽ khiến bạn không còn làm việc năng suất và tỉnh táo như mong muốn nữa.
  • (Mangyte) - Tuổi này hầu hết bọn trẻ muốn thoát ra khỏi sự bao bọc của cha mẹ và bắt chước người lớn, tự hình thành một góc riêng, tiêu chuẩn, lối sống riêng cho mình.
  • Bạn đã thật sự hiểu về tampon “urgo” (băng vệ sinh) hay chưa? Những ưu nhược điểm của 2 “người bạn” này như thế nào?
  • Cấm đoán con, dùng roi vọt hay can thiệp khi bé đang chơi đùa... là một trong những cách dạy con đã lỗi mốt nhưng cha mẹ vẫn hay áp dụng.
  • Bạn không nên quá kinh ngạc khi nghe con lần đầu chửi bậy. Đơn giản là con đang bắt chước người lớn.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY