Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Làm thế nào để đối phó với cảm giác bị cô lập tại nơi làm việc?

Bị xa lánh không phải là một cảm giác dễ chịu nhưng nó luôn xảy ra ở bất cứ môi trường nào. Những lời khuyên sau đây không chỉ áp dụng tại môi trường làm việc mà còn có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Môi trường làm việc là một xã hội thu nhỏ, điều đó đồng nghĩa với việc có nhiều đối tượng với tính cách khác nhau. vì thế để hòa nhập với môi trường đó không phải đơn giản nếu bạn là một người có chỉ số eq thấp. nguyên nhân có thể là do bạn hoặc không. nhưng bị cô lập tại nơi làm việc không phải là một điều tích cực. hãy theo dõi bài viết sau đây để đối phó việc bị cô lập tại môi trường làm việc!

Dấu hiệu của việc bị cô lập

Giả sử hai người bạn của bạn đề cập đến bữa tiệc sinh nhật sắp tới của một người đồng nghiệp khác, mà thật không may rằng bạn là nhân vật duy nhất không nhận được lời mời.

Bạn cố gắng suy nghĩ lạc quan rằng họ đơn giản chỉ là quên. nhưng thật khó để không thắc mắc liệu họ có cố ý bỏ quên bạn hay không. tập trung suy nghĩ về việc này có thể dẫn đến một loạt cảm giác không thoải mái từ buồn bã, tức giận đến bối rối.

Một trường hợp khác mang tính chất nghiêm trọng hơn đó chính là mọi người hoặc một số cá nhân cố ý rời đi khi bạn bước vào, không mời bạn tham gia các buổi họp mặt công ty,…. Điều này có thể xem như là một hành vi bắt nạt nơi làm việc.

Hai trường hợp trên dù ít dù nhiều cũng đều ảnh hưởng đến tâm lý của bạn theo một mức độ nào đó. những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn cải thiện mối quan hệ và xoa dịu đi cảm giác bị cô lập.

Tâm sự

Khi bạn cảm thấy bị cô lập, trò chuyện với người mà bạn tin tưởng có thể giúp ích cho bạn. Họ có thể không có bất kỳ lời khuyên hay giải pháp nào, nhưng việc loại bỏ những điều tiêu cực khỏi tâm trí của bạn có thể là 1 liệu pháp tốt.

Đôi khi với góc nhìn người ngoài cuộc họ có thể đưa ra những giải pháp mà bạn chưa hoặc không nghĩ đến.

Chủ động tìm kiếm những đồng minh mới

Nếu các mối quan hệ hiện tại của bạn không mang lại sự đồng hành và hỗ trợ tinh thần mà bạn cần, thì có lẽ đã đến lúc bạn nên cân nhắc việc tìm kiếm "người mới".

Hãy cố tìm kiếm những người có cùng sở thích, cách suy nghĩ tương tự ở bạn. Hai tâm hồn đồng điệu lúc nào cũng dễ hòa hợp hơn phải không? Cố gắng tỏ ra thân thiện và không nên quá dồn dập ở những bước gặp gỡ đầu tiên.

Tìm một chuyên gia hoặc bác sĩ về tâm lý học

Sự cô đơn liên tục và trải nghiệm bị xa lánh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn.nếu bạn đang vật lộn để đối phó với việc bị cô lập, một nhà trị liệu tâm lý có thể giúp bạn:

Ảnh minh họa.

Khám phá các cách tiếp cận mới để giao tiếp hiệu quả hơn Tránh các kiểu suy nghĩ tiêu cực; gia tăng các suy nghĩ tích cực khi đối đầu một sự việc cụ thể Giải quyết các triệu chứng sức khỏe tâm thần liên quan gây ra bởi sự cô đơn Học cách kiềm chế những suy nghĩ rằng bản thân không xứng đáng hoặc tự phê bình bản thân.

Xem xét hành động của bản thân

Khi bạn nhận thấy mọi người đang loại trừ bạn, bạn nên cân nhắc xem hành động của mình có thể là một tác nhân nào đó hay không. Hành động ở đây bao gồm ngôn ngữ cơ thể và hành vi của bạn.

Có thể bạn có thói quen khoanh tay trong các cuộc trò chuyện. Tất nhiên, không có gì sai trái với thói quen này, nhưng nó có thể khiến bạn trông có vẻ khép kín, ngay cả khi bạn không có ý định tạo ấn tượng này.

Hoặc, có thể bạn quá chú tâm vào công việc và mất dấu những điều xảy ra xung quanh mình, chẳng hạn như các đồng nghiệp lên kế hoạch cho một bữa tiệc hoặc một buổi đi chơi. Do bạn không phản hồi hoặc đưa ra bất cứ điều gì trong cuộc trò chuyện, khiến họ cho rằng bạn không có hứng thú về việc đó.

Nếu bạn cho rằng nguyên nhân là do bản thân bạn thì hãy tìm một người đáng tin cậy và hỏi họ về cách cư xử của bạn. Từ đó có thể rút ra được kết luận và thay đổi bản thân.

Thư giãn bản thân, làm những điều bạn cảm thấy thoải mái

Ngược lại với mục trên không phải lúc nào bạn cũng có thể nhận được lời giải thích thỏa đáng sau khi bị "bỏ rơi". đôi khi, bạn phải chấp nhận khả năng những người khác thực sự xa lánh bạn, có thể là do cố ý. đó là vấn đề của họ. nó không đồng nghĩa là bạn đã làm điều gì sai.

Giả sử bạn nói với đồng nghiệp rằng bạn muốn cùng họ ăn trưa. Họ đồng ý, nhưng ngày hôm sau họ rời đi mà không mời bạn đi cùng.

Lúc đó bạn sẽ có thể cảm thấy bị tổn thương và tức giận. Nhưng đừng để những điều đó làm hỏng một ngày tươi đẹp của bạn. Thay vào đó, hãy rủ một đồng nghiệp khác đi ăn trưa hoặc mua đồ ăn mang về từ nhà hàng yêu thích của bạn.

Lần tới khi bạn không được mời tham gia cuộc họp nhóm, hãy sử dụng buổi tối cho để tự chăm sóc bản thân. đó là những lời khuyên để đối phó với cảm giác bị "cô lập" nơi làm việc. mong rằng bài viết này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn. và bạn hãy nhớ rằng, luôn có những người thực sự yêu thương bạn, đừng cảm thấy bị tổn thương bởi những người ác ý.

Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị

Link bài gốc Lấy link

https://doanhnghieptiepthi.vn/lam-the-nao-de-doi-pho-voi-cam-giac-bi-co-lap-tai-noi-lam-viec-161210211165728541.htm?fbclid=IwAR3yrmb06jX1KIQidtGIuICuVjszxar5iX34nVx9shE2ELBhLHwRepUHDRk

Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/lam-the-nao-de-doi-pho-voi-cam-giac-bi-co-lap-tai-noi-lam-viec/20211105073140391)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ở tuổi từ 48-52 là thời điểm mãn kinh của phụ nữ. Do những thay đổi nội tiết của cơ thể thường làm cho người phụ nữ xuất hiện các triệu chứng khó chịu, mệt mỏi, cáu gắt, nóng bừng, khó ngủ....
  • Ăn không ngon là cảm giác hay gặp ở người cao tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến người cao tuổi có cảm giác ăn không ngon.
  • (Mangyte) - Nếu cứ để ê họng kéo dài có chuyển qua ung thư không BS? Tôi phải làm gì để hết cảm giác đó?
  • Việc mệt mỏi vào buổi chiều sẽ khiến bạn không còn làm việc năng suất và tỉnh táo như mong muốn nữa.
  • (Mangyte) – “Mấy ngày hôm nay mình chỉ nghĩ ch*t đi cho quên hết hỉ nộ ái ố của trần gian, cho không lo lắng buồn phiền nữa…”.
  • Bạn đã thật sự hiểu về tampon “urgo” (băng vệ sinh) hay chưa? Những ưu nhược điểm của 2 “người bạn” này như thế nào?
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
  • Lao là bệnh hô hấp có khả năng lây lan mạnh. Nếu làm việc gần bệnh nhân lao, hãy đeo mặt nạ chuyên dụng để bảo vệ. Bệnh nhân cũng cần đeo mặt nạ và được tách biệt với những bệnh nhân khác. Việc ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên cũng giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh lao.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY