Do sự thay đổi về S*nh l* cơ thể ở lứa tuổi dậy thì, tâm lý của trẻ cũng dần thay đổi. Trước hết đó là sự thay đổi trong mối quan hệ gia đình, chủ yếu là với cha mẹ, sau đó là với các mối quan hệ xã hội khác.
Bọn trẻ bắt đầu tách dần khỏi sự quản lý của cha mẹ và tham gia nhiều hơn vào các cuộc vui với bạn bè.
Các em ăn mặc theo ý thích, dễ xúc động và cũng dễ bị tổn thương, bắt đầu có cảm giác thinh thích hoặc yêu yêu ai đó, thần tượng một ca sĩ nhạc rock điển trai hay một siêu sao điện ảnh.
Các em ít khi có mặt ở nhà hoặc nếu có thì “nấu cháo điện thoại” liên tục hay ngồi ôm máy vi tính hàng giờ trong phòng.
Nếu cha mẹ góp ý, các em sẵn sàng cãi bướng. Đa số bọn trẻ cảm thấy thất vọng, ấm ức khi vẫn bị cha mẹ coi như đứa trẻ nằm trong nôi. Và câu cửa miệng các em luôn là: “Con đã là người lớn”.
Thêm vào đó là sự lo lắng bởi con mình còn non nớt, chưa hiểu hết và dễ bị rơi vào những mặt trái tệ nạn của xã hội như: L*a đ*o, cờ bạc, rượu chè, M* t*y, lạm dụng T*nh d*c...
Có ông bố bà mẹ còn áp dụng hình thức trừng phạt con cái nặng nề khi con mắc lỗi. Hậu quả là đứa trẻ đã đi lang thang làm cha mẹ phải tốn công sức đi tìm hoặc bỏ nhà “đi bụi” luôn.
Hỡi các bậc cha mẹ, chính các anh chị cũng đã từng trải qua cái tuổi dở ương ấy nên hãy thông cảm và tâm lý hơn đối với con cái.
Để giúp con mình vững vàng bước vào cuộc đời không vấp ngã, cha mẹ hãy là những người bạn đồng hành tin cậy, nhẹ nhàng phân tích, chỉ bảo và hướng dẫn cho con những điều hay lẽ phải.