Sức khỏe hôm nay

6 giá trị đạo đức cha mẹ phải dạy con

Không nói dối, ăn cắp, xin lỗi khi sai, thận trọng suy xét, không bao giờ làm tổn thương bất kỳ ai… là những giá trị đạo đức mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng phải dạy con của mình ngay từ nhỏ.
Không nói dối, ăn cắp, xin lỗi khi sai, thận trọng suy xét, không bao giờ làm tổn thương bất kỳ ai… là những giá trị đạo đức mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng phải dạy con của mình ngay từ nhỏ.

Giáo dục những giá trị đúng đắn về đạo đức cho con là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của những người làm cha làm mẹ. Đây là một việc rất khó khăn vì đạo đức không phải là thứ mà các bậc phụ huynh có thể dạy cho con mình từ sách giáo khoa. Chỉ có kinh nghiệm và những lời khuyên kịp thời của cha mẹ trước hành vi, ứng xử… của con mới có thể tạo ra giá trị đạo đức, cốt cách tốt ở con ngay từ khi còn bé.

1. Không nói dối

Một trong những giá trị đạo đức quan trọng nhất mà cha mẹ nên dạy con của mình là không bao giờ được nói dối. Để con hình thành thói quen chỉ nói sự thật ngay từ khi con bé, các mẹ hãy nói với con mình rằng: Nói ra sự thật có thể khó khăn hơn một chút xíu, nó có thể khiến người khác buồn nhưng chỉ trong chốc lát. Và việc nói sự thật là hành động luôn được mọi người khen ngợi. Còn đối với những lời nói dối, có vẻ là điều dễ dàng nhưng cuối cùng hành động đó sẽ khiến con bị phạt.

Các mẹ cũng nên giải thích bản chất của việc nói dối cho trẻ nghe. Nếu không được giáo dục ngay từ bé, ban đầu trẻ có thể chỉ nói những lời nói dối vô hại, lời nói dối trong phút ngẫu hứng nhưng về sau thói quen nói dối sẽ trở nên nghiêm trọng và thường xuyên hơn nhằm che đậy lỗi của mình. Cho nên trong từng hoàn cảnh cụ thể, hãy nói cho trẻ biết mức độ và tính nghiêm trọng của việc nói dối để con luôn là người trung thực.

2. Không ăn cắp

Ăn cắp là một hành động xấu. Do đó, dạy con của mình nói không với việc ăn cắp cũng là một trong những giá trị đạo đức cơ bản nhất cha mẹ nên tạo ra trong con người trẻ. Dù chỉ là ăn cắp một cây bút chì của bạn, hay lấy trộm vài đồng tiền lẻ… thì bạn cũng nên cho con biết ăn cắp là một trong những hành vi không được phép vì vi phạm đạo đức.

Để con trở thành người ứng xử đúng đắn với đồ vật của người khác, các mẹ hãy: Dành thời gian trao đổi với con về hành động lấy trộm đồ, từ những thứ nhỏ nhặt nhất. Hãy chứng minh cho con thấy rằng khi có hành vi ăn cắp sẽ phải đối diện với hình phạt nặng. Ngoài ra mẹ cũng nên dạy con cách để có được thứ mình muốn như: hỏi mượn bạn, đề xuất với bố mẹ để được thưởng khi đạt điểm tốt/ ngoan…

3. Xin lỗi khi sai

Tạ lỗi trước người khác không chỉ là một giá trị đạo đức mà đó còn là nghi thức cơ bản mà đứa trẻ nào cũng cần phải được dạy dỗ. Bởi khi cha mẹ dạy con điều này, trẻ sẽ tự hình thành thói quen và phản xạ tự nhiên mỗi khi làm điều gì đó không đúng. Khi cha mẹ dạy trẻ biết nhận khuyết điểm khi sai, trẻ sẽ biết mình sai ở đâu và cha mẹ cũng không rơi vào tình huống ép buộc con phải nói xin lỗi trong khi trẻ không muốn/ không nhận ra sai lầm của mình.

Các bậc cha mẹ phải dạy con rằng việc xin lỗi người khác là hành vi cần thiết và quan trọng không chỉ đề thừa nhận việc mình sai, cam kết không phạm lại lỗi, mà còn để được tha thứ cho hành động mình đang hối hận. Việc dạy con biết xin lỗi vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp trẻ có tính khiêm nhường. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên chú ý đến độ tuổi của trẻ mà đưa ra những lời giải thích phù hợp. Đó cũng là cách giúp trẻ từ từ nhận ra tại sao việc xin lỗi là vô cùng cần thiết.

4. Dạy trẻ trở thành người hữu ích và hào phóng

Trẻ con giống như một tờ giấy trắng, và việc bố mẹ tô vẽ thế nào lên tờ giấy trắng đó phần lớn sẽ quyết định hình thành tính cách – đạo đức con người của trẻ về sau. Việc dạy con trở thành một người có ích và hào phóng sẽ tốt cho cuộc sống và hình thành nhân cách cũng như suy nghĩ đúng đắn cho trẻ đối với vai trò của mình.

Đây là một giá trị đạo đức mà tốt hơn hết là cha mẹ dạy cho con bằng hành động chứ không phải bằng lời. Bởi vậy, để con trở thành một người hữu ích và hào phóng với mọi người thì bản thân bố mẹ phải là người trao cho trẻ những giá trị đó ngay từ khi còn nhỏ. Nếu con trẻ bắt gặp bố mẹ mình đối đãi hào phóng và là một người có ích với mọi người, chắc chắn trẻ sẽ học theo.

Cha mẹ cũng có thể đưa ra những ví dụ cụ thể về sự việc đang diễn ra trước mắt để con có thể hiểu tầm quan trọng của một người sống hữu ích, có ý nghĩa.

5. Thận trọng suy xét

Thận trọng xem xét trước khi đưa ra quyết định nào đó là việc quan trọng mà mỗi bậc cha mẹ cần phải dạy con qua lời và hành động. Hãy trở thành một người thầy thông thái của chính con mình và chỉ cho chúng những kinh nghiệm cuộc sống để giúp trẻ học cách đưa ra quyết định, phải lựa chọn giữa những gì được xem là đúng – sai về mặt xã hội. Ban đầu, đối với trẻ việc này có thể hơi phức tạp nhưng khi lớn lên, con bạn sẽ suy nghĩ về giá trị đạo đức này mà cha mẹ đã dạy mình từ khi còn nhỏ.

Việc định hướng trẻ thận trọng xem xét vấn đề trước khi đưa ra quyết định góp phần giúp trẻ hình thành thói quen đánh giá vấn đề chính xác và đúng đắn nhất, tránh tình trạng phải hối hận vì xử lý hấp tấp, vội vàng.

6. Không bao giờ làm tổn thương bất kỳ ai

Đây là một trong những giá trị đạo đức vô cùng quan trọng mà cha mẹ phải dạy cho con của mình. Cho dù là hành động vô ý thì việc khiến ai đó bị tổn thương về mặt thể chất hoặc tinh thần có thể dẫn đến những sự việc đáng tiếc. Vì thế, hãy giải thích cho con hiểu việc làm người khác đau buồn không có gì là tốt đẹp. Giải thích cho con thấy một khi mình đối xử với người khác như vậy thì lúc nào đó chính bản thân con cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Cha mẹ cần giúp con hiểu được giá trị của sự đồng cảm, chia sẻ. Đánh động lòng trắc ẩn của con với nỗi đau của người khác. Một khi dạy con được giá trị đạo đức này, khi lớn lên, con sẽ biết tôn trọng cuộc sống của chính mình và của người khác. Dẫn đến không có những hành động sai lầm, ích kỉ, nông nổi.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-6-gia-tri-dao-duc-cha-me-phai-day-con-7955.html)

Tin cùng nội dung

  • Trầm cảm là một căn bệnh thực sự có ảnh hưởng đến cả người lớn lẫn trẻ em. Trong thực tế, ngay cả trẻ dưới 3 tuổi cũng có thể mắc chứng bệnh này.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Chào Mangyte, Hè này tôi đưa gia đình lên Sài Gòn chơi, tiện thể khám sức khỏe tổng quát cho cả nhà luôn. Tôi muốn khám ở BV Hòa Hảo mà nghe nói chỗ đó đông lắm, phải lấy số từ 4h sáng lận, mà ba mẹ tôi cao tuổi rồi. Vậy làm cách nào để gia đình tôi có thể khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi nhất? (Công Minh - Bến Tre)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Có một điều thú vị cha mẹ nên biết, tuổi lên 2 chính là “tuổi nói không” ở trẻ và nếu biết cách sẽ không những khắc phục được sự ương bướng ở con mà còn là cơ hội rất tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY