Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những cảnh báo về sức khỏe khi tiết nhiều nước bọt

Không chỉ có tác dụng xử lý thức ăn, duy trì sức khỏe răng miệng, nước bọt xuất hiện còn cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe khác mà bạn không ngờ tới.

Là chất dịch trong tiết ra từ tuyến nước bọt, nước bọt đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa. Tuy nhiên, tiết nước bọt quá nhiều trong một số trường hợp có thể là bất thường.

Mang thai: Nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai có xu hướng tiết nhiều nước bọt. Điều này là do thay đổi hormone hoặc là một tác dụng phụ của cảm giác buồn nôn. Một thanh kẹo cao su hoặc một viên kẹo có thể giúp bạn trong trường hợp này.

Bệnh trào ngược dạ dày: Điều này xảy ra khi niêm mạc bị kích thích dẫn đến chứng ợ hơi hay ợ chua. Nước bọt tiết nhiều ở khoang miệng có thể có vị chua hoặc không có vị gì. Nếu được chẩn đoán chứng trào ngược, bạn cần phải thay đổi lối sống, tránh các thực phẩm cay nóng, dầu mỡ…

Viêm tụy: Uống quá nhiều rượu trong thời gian dài có thể gây ra chứng viêm tụy, cùng với đó sẽ dẫn đến sự phá hủy chức năng của các tuyến nước bọt, khiến chúng tiết nhiều nước bọt hơn.

Bệnh gan: Lượng nước bọt được tiết ra được điểu khiển bởi hệ thần kinh, do đó, khi bị mắc bệnh gan hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng làm cho nước bọt bị dư thừa.

Nhiễm trùng răng miệng: Việm miệng cũng có thể dẫn đến việc tiết quá nhiều nước bọt. Các chứng bệnh phổ biến liên quan đến miệng như: viêm amidan hay lở loét miệng …

Hội chứng serotonin: Đây là một chứng bệnh gây ra bởi sự thay đổi trạng thái của hệ thần kinh, các tế bào do tác động của các loại Thu*c. Chính điều đó đã khích thích tuyết nước bọt, khiến chúng tiết ra nhiều hơn.

Khi thấy miệng xuất hiện nhiều nước bọt, bạn nên đến bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất bởi việc nước bọt xuất hiện quá nhiều cần phải chẩn đoán qua răng miệng và vùng da xung quanh, amidan hay việc thở của mũi...

Trong trường hợp chưa thể đến gặp bác sĩ, bạn có thể uống nhiều nước, rửa mặt hoặc súc miệng thường xuyên để hạn chế tình trạng này.


Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/nhung-canh-bao-ve-suc-khoe-khi-tiet-nhieu-nuoc-bot-2020062320285154.htm)

Tin cùng nội dung

  • Viêm tuyến mang tai là hiện tượng tuyến nước bọt mang tai bị viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virut, nấm hoặc dị ứng.
  • Nanh sữa là một tổn thương lành tính, ít gây biến chứng và phần lớn tự tiêu biến sau khoảng từ 2 tuần đến 5 tháng.
  • Chứng hôi miệng xảy ra ở một số người đã làm cho họ giảm sút sự tự tin trong giao tiếp, thậm chí tạo nên mặc cảm của bản thân khi tiếp xúc với những người ở chung quanh. Do vậy cần có biện pháp điều trị nhằm khắc phục nhược điểm.
  • ​Chiều ngày 22/9/2015, các bác sĩ bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh đã phẫu thuật cắt bỏ khối u to (đường kính 10 cm, nặng gần 400gr) đã có nhiều năm ở cổ cho người bệnh Nguyễn Thị P., 79 tuổi, trú tại xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
  • Nước bọt là một trong những loại thể dịch khá quan trọng do tuyến nước bọt ở miệng tiết ra. Tuy nhiên ít người biết rằng đó là một thứ dịch có rất nhiều lợi ích.
  • Em Lê Hữu G., 14 tuổi, nhà ở xã Thới Sơn, huyện Châu Thành, Tiền Giang, vào phòng khám vì bìu sưng to. Bác sĩ khám thấy tinh hoàn phù nề, căng đỏ, rất đau.
  • Thận là cơ quan chủ yếu đào thải Thuốc ra khỏi cơ thể. Ngoài thận, Thuốc còn được đào thải qua mật, phân, tuyến nước bọt, mồ hôi, hơi thở, sữa mẹ...
  • Bệnh quai bị thường xuất hiện vào mùa đông - xuân và có thể gây thành dịch. Bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi học đường và có thể gây những biến chứng nguy hiểm.
  • Chỉ cần một chút… nước bọt (nước miếng), bạn sẽ biết trước được con mình sau này có bị một bệnh lý di truyền nào đó không.
  • Nguyên nhân và biện pháp giúp cải thiện khô miệng và nước bọt đặc quánh lại do điều trị ung thư trẻ em
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY