Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Đào thải Thuốc ở thận

Thận là cơ quan chủ yếu đào thải Thuốc ra khỏi cơ thể. Ngoài thận, Thuốc còn được đào thải qua mật, phân, tuyến nước bọt, mồ hôi, hơi thở, sữa mẹ...
Thận là cơ quan chủ yếu đào thải Thuốc ra khỏi cơ thể. Ngoài thận, Thuốc còn được đào thải qua mật, phân, tuyến nước bọt, mồ hôi, hơi thở, sữa mẹ... Sự đào thải Thuốc ở thận giúp loại bỏ Thuốc và các chất chuyển hóa độc tính gây hại cho cơ thể.

Thận là cơ quan hết sức thiết yếu trong cơ thể. Cấu tạo của thận gồm hai quả thận có hình hạt đậu, màu nâu hồng, mỗi quả thận dài 10 - 12,5cm, nặng khoảng 170g, nằm ở hai bên lưng trong ổ bụng dưới.

Trong cơ thể, thận có nhiều chức năng quan trọng như:

Điều hòa nước, chất điện giải và giữ thăng bằng kiềm, toan cho cơ thể.

Lọc, thải bỏ các chất cặn bã từ trong máu và nước tiểu.

Sản sinh ra erythro protein, một nội tiết tố kích thích sản sinh ra hồng cầu trong tủy xương.

Sản sinh ra enzyme renin có vai trò trong điều hòa huyết áp.

Tham gia vào quá trình đào thải Thuốc ra khỏi cơ thể.

đào thải Thuốc ở thận

Thận là cơ quan chủ yếu đào thải Thuốc ra khỏi cơ thể. Ngoài thận, Thuốc còn được đào thải qua mật, phân, tuyến nước bọt, mồ hôi, hoi thở, sữa mẹ… Sự đào thải Thuốc ở thận giúp loại bỏ Thuốc và các chất chuyển hóa độc tính gây hại cho cơ thể.

Ở thận, sự đào thải Thuốc chủ yếu diễn ra ở nephron (đơn vị chức năng lọc của thận) theo các quá trình sau:

Lọc ở cầu thận: Thuốc (ở dạng chuyển hóa và chưa chuyển hóa) sẽ theo các mao mạch đến lọc ở cầu thận. Quá trình lọc ở cầu thận chỉ xảy ra với các Thuốc có phân tử lượng thấp hay Thuốc ở trạng thái tự do không gắn kết với protein huyết tương, dễ hòa tan trong nước.

Thuốc có phân tử lượng cao > 69.000 hay Thuốc gắn kết với protein huyết tương, dễ hòa tan trong lipid không được lọc hay lọc kém ở cầu thận.

Các Thuốc tim mạch (digoxin, procainamid), Thuốc kháng sinh (nhóm aminoglycosid, macrolid)… thường được lọc ở cầu thận.

Tái hấp thu ở ống thận: các Thuốc có trọng lượng phân tử cao hay Thuốc gắn kết với protein huyết tương, dễ hòa tan trong lipid sẽ được tái hấp thu ở ống thận.

Quá trình tái hấp thu Thuốc xảy ra theo cơ chế thụ động không cần năng lượng, Thuốc sẽ theo nước khuếch tán từ ống thận vào máu và quá trình này phụ thuộc vào độ pH của nước tiểu.

Các Thuốc vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K), axít amin, glucose… thường được tái hấp thu ở ống thận.

Bài tiết ở ống thận: quá trình này chủ yếu xảy ra ở ống lượn gần theo cơ chế chủ động, Thuốc được vận chuyển từ máu vào ống thận.

Các Thuốc có tính kiềm (dopamin, Thuốc kháng histamin…) được bài tiết theo hệ thống vận chuyển anion. Các Thuốc có tính axít (penicillin, indomethacin…) được bài tiết theo hệ thống vận chuyển cation.

Các yếu tố ảnh hưởng sự đào thải

Mỗi loại Thuốc có tốc độ đào thải qua thận khác nhau: có Thuốc đào thải nhanh, có Thuốc đào thải chậm và được biểu thị qua độ thanh thải Thuốc. Độ thanh thải Thuốc là số mililít huyết tương được thận lọc sạch Thuốc trong thời gian một phút.

đào thải Thuốc ở thận như:

Tuổi tác: tuổi càng cao càng giảm khả năng đào thải Thuốc qua thận. Sự đào thải Thuốc ở người 80 tuổi chỉ còn 1/2 so với người 30 tuổi.

Độ pH của nước tiểu: ảnh hưởng đến sự đào thải Thuốc. Kiềm hóa nước tiểu sẽ làm tăng đào thải Thuốc có tính acid yếu và ngược lại, toan hóa nước tiểu sẽ làm tăng đào thải Thuốc có tính kiềm yếu.

Chức năng thận: bị tổn thương hay suy yếu do bệnh lý (suy thận, viêm thận…) sẽ làm giảm khả năng đào thải Thuốc.

Do di truyền, giới tính, môi trường…

Probenecid cạnh tranh bài tiết ở ống thận với penicillin, nên làm chậm thời gian đào thải của penicillin, do đó làm tăng hoạt tính điều trị. Vì vậy, penicillin thường được phối hợp với probenecid để làm tăng hiệu quả điều trị các bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu.

Trong ngộ độc toan với barbituric hay aspirin, kiềm hóa nước tiểu với natri bicarbonat (NaHCO3) giúp tăng đào thải barbituric hay aspirin ra khỏi cơ thể.

Trong ngộ độc kiềm với ephedrine hay morphin, toan hóa nước tiểu với amoni clorua (NH4CL) giúp tăng đào thải ephedrine hay morphin ra khỏi cơ thể.

Đối với bệnh nhân bị suy yếu chức năng thận, cần tránh sử dụng hay phải điều chỉnh liều dùng đối với các Thuốc gây độc tính ở thận như: các Thuốc kháng sinh nhóm quinolon, aminoglycosid, cephalosporin...

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dao-thai-thuoc-o-than-13741.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu như phụ nữ từ tuổi trung niên trở lên hay gặp các viêm nhiễm về phụ khoa thì nam giới trong độ tuổi này lại có “nỗi khổ” riêng, đó là các vấn đề do u xơ tuyến tiền liệt (UXTTL) gây ra, trong đó có nhiễm khuẩn tiết niệu.
  • Ở người cao tuổi (NCT), các cơ quan chức năng quan trọng của cơ thể như ruột, tim, gan, thận... đều đã bị suy yếu nên sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa, đào thải của Thuốc kháng sinh vào cơ thể đã bị thay đổi. Do đó, việc dùng kháng sinh cần phải đặc biệt lưu ý.
  • Nếu phải uống Thuốc kháng sinh, bạn cần ăn các loại thực phẩm giàu probiotics và prebiotics bởi sự gắn kết hoàn hảo giữa chúng trong đường ruột.
  • Em rất lo lắng vì bị tiểu buốt kéo dài, uống Thu*c nhiều lần mà không khỏi, BS ơi!
  • Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên thực hiện theo những lời khuyên dưới đây để giảm nguy cơ phát triển sự nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Viêm đường tiết niệu không phải là căn bệnh quá nguy hiểm và nó hoàn toàn có thể điều trị được nếu đúng cách.
  • Với bệnh sỏi đường tiết niệu, ngoài những biến chứng cấp tính thì nhiều người lại không có biểu hiện triệu chứng gì rõ ràng nên đến khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn.
  • Theo các nhà chuyên môn, bệnh thường xảy ra ở người nông thôn hơn là người thành thị, những người sống ở các vùng ven biển...
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY