Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những “chiến binh áo trắng” anh hùng

Ðại dịch COVID-19 đã tạo nên thách thức chưa từng có tiền lệ đối với hệ thống y tế thành phố. Hơn 700 ngày đêm vất vả, gần 6.000 y, bác sĩ và nhân viên y tế của thành phố vẫn kiên trì như những “chiến binh” trên tuyến đầu.

Huệ Hoa

ðại dịch covid-19 đã tạo nên thách thức chưa từng có tiền lệ đối với hệ thống y tế thành phố. hơn 700 ngày đêm vất vả, gần 6.000 y, bác sĩ và nhân viên y tế của thành phố vẫn kiên trì như những “chiến binh” trên tuyến đầu. họ được tôn vinh như những “anh hùng” cống hiến hết sức mình vì sức khỏe nhân dân, quyết cùng các ngành, các cấp chiến thắng đại dịch.

nhân viên cdc cần thơ tiêm ngừa vaccine phòng covid-19 cho người dân. ảnh: hh

Vượt qua gian khó

Nói về hành trình chống dịch gần 2 năm qua, bác sĩ phạm phú trường giang, phó giám đốc phụ trách sở y tế tp cần thơ, hồi tưởng: “từ cuối năm 2019 đến tháng 4-2021, thành phố chủ yếu ngăn chặn ca bệnh xâm nhập. còn từ tháng 4-2021, với chủng delta, dịch covid-19 lan nhanh khắp các tỉnh, thành. ngày 8-7-2021, cần thơ xuất hiện ca bệnh ở chợ đầu mối tân an, cũng là khởi đầu của chặng đường gian khó nhất”. theo bác sĩ giang, ở mỗi giai đoạn dịch, ngành y tế có những trọng tâm công việc khác nhau, nhưng tựu trung là cùng các ban, ngành, đoàn thể, dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của thành ủy, ubnd thành phố, sự hỗ trợ của bộ y tế, sự ủng hộ người dân..., nỗ lực chống dịch bệnh.

Giai đoạn đầu, cùng với lực lượng công an, quân sự, giao thông vận tải, đoàn thanh niên…, ngành Y tế triển khai ở các chốt, điểm kiểm soát để giúp người về từ vùng dịch vào thành phố khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. Trong những căn lều dựng tạm, những “chiến binh áo trắng” túc trực đêm ngày, bất kể mưa nắng trong bộ đồ bảo hộ bít bùng. Có những bữa cơm muộn sau 9 giờ đêm, cơm lạnh, thức ăn đã nguội, có người chan nước suối vào cơm cho dễ ăn. Những đêm người qua lại chốt vắng hơn, họ tranh thủ nghỉ tạm ở ghế đá, ghế bố, lấy áo mưa trùm cho ấm.

Khi thành phố triển khai chiến dịch tiêm vaccine, có những lúc điểm tiêm ngừa của trung tâm kiểm soát bệnh tật (cdc) tp cần thơ tiếp nhận 5.000-6.000 người/ngày. các bàn tiêm hoạt động tất bật từ sáng sớm đến tối muộn, dù mệt, khát nước, nhân viên tiêm chủng cũng không đủ thời gian uống nước. vừa tiêm ở trung tâm, vừa tiêm lưu động ở cộng đồng, cuối buổi tiêm, tay chân nhiều anh chị trong đội tiêm rã rời vì làm việc không ngơi nghỉ. có nhân viên ngất xỉu vì quá mệt. vậy mà những chiến sĩ cdc cần thơ vẫn cần mẫn, cẩn thận, chu đáo và luôn là địa chỉ tin cậy của người dân thành phố.

Bên cạnh hệ thống y tế công lập, các bệnh viện (BV) tư nhân trên địa bàn cũng được huy động tham gia công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, như: BV Quốc tế Phương Châu, Hoàn Mỹ Cửu Long, Hòa Hảo Medic… Mỗi đơn vị đã cử 40-50 cán bộ, nhân viên tham gia. Có đợt tiêm kéo dài hàng tháng và có những ngày Cần Thơ tiêm đến hàng trăm ngàn mũi tiêm từ sự hợp tác đồng lòng của hệ thống y tế công - tư. Chính nhờ việc “thần tốc” đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, đến ngày 1-1-2022, toàn thành phố đã tiêm trên 2,2 triệu mũi tiêm. Tỷ lệ người trên 18 tuổi tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 chiếm trên 95,7%, tỷ lệ bệnh nặng, T* vong giảm mạnh.

Thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, Cần Thơ cũng chuyển hướng nâng cao năng lực điều trị cho ngành Y tế, đặc biệt là y tế cơ sở với mục tiêu giảm ca mắc, giảm ca nặng và T* vong. Cần Thơ triển khai điều trị F0 tại nhà từ ngày 20-11-2021 với F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Ðồng hành cùng F0 là sự theo dõi, hỗ trợ của y tế cơ sở, Ðội Y tế lưu động... Bác sĩ Ðoàn Anh Tuân, Trưởng Trạm y tế phường Phước Thới, quận Ô Môn, cho biết: “Anh em làm việc không có thứ bảy, chủ nhật, không có giờ nghỉ. Bất kể đêm khuya, có điện thoại là đi xuống nhà dân. Từ khi triển khai điều trị F0 tại nhà đến nay, đêm nào cũng có F0 điện thoại cần hỗ trợ y tế”.

Công việc tiếp xúc với F0, F1 nhiều nên nguy cơ trở thành F0 luôn hiện hữu, không chỉ đối với nhân viên của trạm y tế mà cả tình nguyện viên sức khỏe, nhưng họ vẫn không ngại gian khó. Nhiều trường hợp như anh Ðổng Tiến Tường, một tình nguyện viên, không may trở thành F0, nhưng vừa có kết quả âm tính thì lập tức xin đi làm trở lại. Hay như y sĩ Nguyễn Hữu Nhân, luôn nhiệt tình, trách nhiệm với công tác phòng, chống dịch, dù lương chỉ khoảng 4 triệu đồng/tháng. Vất vả vậy mà khi đêm đến, dân kêu là bật dậy đi hỗ trợ, nên nhiều tháng nay y sĩ Nhân để cô vợ trẻ ở nhà, rồi trú luôn tại trạm y tế để chống dịch.

Quyết chiến thắng đại dịch

Trong những ngày chiến đấu với COVID-19, nhiều tấm gương cán bộ, nhân viên y tế để lại tình cảm sâu sắc trong lòng người dân. Anh Nguyễn Minh Thuấn, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS, Trung tâm Y tế quận Bình Thủy, không may trở thành F0 trong quá trình công tác. Ba ruột của anh Thuấn T* vong vì nhiễm COVID-19, nhưng anh không rời bỏ công việc. Biến đau thương thành động lực, anh Thuấn tiếp tục sát cánh cùng anh em chống dịch.

Ở BV Dã chiến (BVDC) quận Bình Thủy, một trong những BVDC đầu tiên của TP Cần Thơ, đến nay, vẫn còn hàng chục cán bộ, nhân viên y tế tình nguyện nhiều tháng không về nhà, “cắm” ở BV. Anh Nguyễn Văn Thọ, nhân viên Phòng Kế hoạch tổng hợp, Trung tâm Y tế quận Bình Thủy, Phụ trách Tổ điều hành, phân luồng bệnh nhân COVID-19, kể: “Lúc chuẩn bị thành lập, kinh nghiệm không có, nguy cơ thì nhiều nên lãnh đạo trung tâm kêu gọi tinh thần tự nguyện, xung phong của cán bộ, nhân viên. Anh em nhiệt tình tham gia, vì người bệnh cố gắng khắc phục mọi khó khăn. Từ 100 giường ban đầu, có lúc cao điểm lên đến hơn 320 giường”.

Anh Thọ cũng đã 6 tháng không về nhà. Anh cho biết công việc ở BVDC cứ “cuốn” hết thời gian của anh, chỉ gặp vợ, con qua những cuộc gọi video ngắn ngủi. Anh Thọ kể: “Có lúc BV chỉ còn hơn 10 bệnh nhân, chúng tôi bảo nhau mình sắp kết thúc nhiệm vụ, trở về với gia đình. Nhưng sau đó, dịch lại bùng phát, anh em tiếp tục động viên nhau cùng cố gắng”. Thời điểm mới thành lập, BVDC Bình Thủy điều trị bệnh nhân ở tầng 1, hiện nay BV đã đảm nhận điều trị bệnh nhân ở tầng 2.

lực lượng y, bác sĩ bệnh viện ða khoa tp cần thơ chăm sóc cho bệnh nhân covid-19. ảnh: ctv

Ðội ngũ cán bộ, y, bác sĩ, nhân viên y tế đã nỗ lực làm việc gấp 2, gấp 3 lần. Họ không chỉ phải vượt qua những thử thách, áp lực rất lớn khi số bệnh nhân tăng lên quá nhanh, phải giành giật sự sống cho nhiều bệnh nhân cùng lúc, mà còn đối mặt với những khó khăn khi xa gia đình, người thân kéo dài; làm việc lâu ngày trong môi trường căng thẳng và nguy cơ lây nhiễm cao. Theo thống kê, chỉ riêng các đơn vị y tế tuyến thành phố đã có hơn 290 nhân viên y tế là F0, trên 800 nhân viên y tế là F1. Nhưng những khó khăn này không cản trở được tinh thần của người thầy Thu*c, những người luôn “đặt sức khỏe và tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết”.

Bác sĩ Phạm Phú Trường Giang cho biết, ngành Y tế đúc kết những kinh nghiệm quý báu đã có được từ thực tế chống dịch; tiếp tục tập trung toàn lực để nâng cao năng lực y tế cơ sở, giảm quá tải tuyến trên; đồng thời tăng cường công tác phòng, chống dịch, hướng dẫn người dân xây dựng những thói quen có lợi cho sức khỏe để giảm ca bệnh, giảm áp lực điều trị cho ngành Y tế. Các đơn vị tuyến Trung ương như Bộ Y tế tiếp tục hỗ trợ trang thiết bị (máy thở); BV Chợ Rẫy hỗ trợ nâng cao năng lực điều trị; Bộ Quốc phòng hỗ trợ lực lượng; Quân khu 9 hỗ trợ 5 Ðội cấp cứu cùng xe cấp cứu; Trường Ðại học Y Dược Cần Thơ hỗ trợ công tác điều trị F0 tại nhà..., cùng với sự góp sức, đồng hành của người dân sẽ tăng thêm sức mạnh cho thành phố chiến thắng đại dịch COVID-19. 

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/nhung-chien-binh-ao-trang-anh-hung-a143322.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY