Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

COVID-19 được xét nghiệm thế nào?

Ngày 17-3-2020, Bộ Y tế cho phép Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ (CDC Cần Thơ) thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh COVID-19.

xét nghiệm chẩn đoán bệnh COVID-19. Điều này cũng khẳng định năng lực của ngành Y tế thành phố trong quá trình phát triển và khẳng định vai trò trung tâm y tế tuyến đầu của vùng ĐBSCL.

Xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 tại CDC Cần Thơ. Ảnh: M.Nguyễn

Rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh

SARS-CoV-2 là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh. Chính vì thế, không phải phòng xét nghiệm nào cũng có thể xét nghiệm chẩn đoán COVID-19.

Ngày 17-3-2020, Phòng Xét nghiệm, CDC Cần Thơ đủ điều kiện về an toàn sinh học cấp II, trang thiết bị, cơ sở vật chất và con người để thực hiện xét nghiệm chủng mới SARS-CoV-2. Các thiết bị dùng trong chẩn đoán chủng virus này đã được hiệu chuẩn đúng theo quy định. Từ đó, CDC Cần Thơ được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm chẩn đoán COVID-19. Việc thực hiện xét nghiệm ở TP Cần Thơ là tin vui cho ĐBSCL bởi các tỉnh trong vùng đều phải gởi mẫu lên TP Hồ Chí Minh. Việc gởi mẫu không hề đơn giản bởi phải vận chuyển bằng xe chuyên dụng với cán bộ y tế được đào tạo, cùng các trang bị phòng hộ đi kèm. Chưa kể đường xa, số lượng mẫu dồn về TP Hồ Chí Minh gây quá tải cho Viện Pasteur.

Bác sĩ Nguyễn Quang Thông, Giám đốc CDC Cần Thơ, cho biết: Việc triển khai xét nghiệm tại Cần Thơ, giúp thành phố chủ động thực hiện xét nghiệm và phát hiện sớm bệnh. Từ đó, nhanh chóng cách ly, điều trị. Trong phòng, chống dịch COVID-19, việc phát hiện sớm, cách ly sớm, tránh lây lan, góp phần rất quan trọng trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Theo bà Nguyễn Thị Như Mai, Trưởng Khoa Xét nghiệm-chẩn đoán hình ảnh (CDC Cần Thơ), quy trình cho kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 gồm 5 bước: nhận mẫu, chiết tách ARN, ADN, pha hỗn hợp dung dịch phản ứng và thực hiện phản ứng. Dù chỉ 1 hay nhiều mẫu, các bước xét nghiệm đều thực hiện như nhau. Nếu người cần lấy mẫu tại bệnh viện thì do bệnh viện đảm nhận. Nếu mẫu tại cộng đồng thì do nhân viên Phòng xét nghiệm đảm nhận. Một mẻ xét nghiệm được 94 mẫu bệnh phẩm, cho kết quả sau 4-5 tiếng đồng hồ.

Cũng vì an toàn tuyệt đối nên quá trình xét nghiệm bắt buộc phải có 2 người trở lên. Về phía cán bộ xét nghiệm, buộc phải trang bị bảo hộ ở Phòng xét nghiệm. Đồng thời thực hiện các nguyên tắc thực hành an toàn sinh học tốt, hạn chế nguy cơ lây nhiễm từ các mẫu bệnh phẩm.

Chỉ phục vụ phòng, chống dịch

Từ ngày 17-3 đến nay, CDC Cần Thơ đã xét nghiệm cho 650 mẫu bệnh phẩm nghi ngờ nhiễm COVID-19.

Khi nghe thông tin CDC Cần Thơ xét nghiệm chẩn đoán COVID-19, nhiều tài khoản trên mạng xã hội đã lầm tưởng, kêu gọi người dân có nhu cầu cứ đến CDC xét nghiệm. Từ đó, ngày nào cũng có người dân đến CDC liên hệ xét nghiệm.

Trả lời vấn đề trên, bác sĩ Nguyễn Quang Thông cho biết: Đây không phải là xét nghiệm đại trà, xét nghiệm dịch vụ mà đây là phòng, chống dịch. CDC không thu phí xét nghiệm (trước đây gởi mẫu lên Viện Pasteur xét nghiệm cũng miễn phí) các đơn vị gởi mẫu nên người dân muốn đóng phí xét nghiệm cũng không được. Khi người dân đến, chúng tôi tư vấn nếu có những biểu hiện nghi ngờ nhiễm COVID-19 thì nên đến các BV có khả năng tiếp nhận, cách ly, điều trị như: Bệnh viện (BV) Đa khoa Trung ương Cần Thơ, BV Đa khoa TP Cần Thơ và BV lao và Bệnh phổi Cần Thơ. Nếu là trẻ em thì đến BV Nhi đồng TP Cần Thơ. Nơi đây, các bác sĩ sẽ khám. Nếu đúng chỉ định thì BV sẽ lấy mẫu gởi CDC Cần Thơ xét nghiệm.

Bác sĩ Trần Văn Tuấn, Trưởng Khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm - kiểm dịch y tế quốc tế, CDC Cần Thơ, cho biết: Theo quy định, chỉ lấy mẫu xét nghiệm khi có ho, khó thở, sốt, có yếu tố dịch tễ. Nếu đã không có nguy cơ thì không nên xét nghiệm vì vừa lãng phí, vừa gây quá tải cho hệ thống xét nghiệm.

H.Hoa

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/covid-19-duoc-xet-nghiem-the-nao-a119974.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY