Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hành trình 45 năm phát triển ngành Y tế Cần Thơ

Ngày thống nhất đất nước, y tế khu Tây Nam bộ có 15 đơn vị trực thuộc và 436 cán bộ y tế đủ mọi trình độ. Trong suốt 45 năm qua, ngành Y tế Cần Thơ đã không ngừng vượt lên khó khăn, phát triển thành trung tâm y tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

thành trung tâm y tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Ngành Y tế Cần Thơ vinh dự được Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế tặng nhiều Huân chương, Bằng khen cho tập thể và cá nhân. Năm 2010, Ban Dân Y tỉnh Cần Thơ nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Năm 2012, ngành vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng nhất do Chủ tịch nước trao tặng.

Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ được xây dựng, đáp ứng niềm mong mỏi của người dân

►Vươn lên từ gian khó

Tháng 3-1976, Quốc hội quyết định nhập 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng thành tỉnh Hậu Giang. Lực lượng cán bộ lúc bấy giờ quá mỏng, trình độ chuyên môn được đào tạo gấp rút trong kháng chiến nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, trang thiết bị cũ kỹ lạc hậu, Thu*c điều trị thiếu trầm trọng. Trước yêu cầu bức thiết chăm sóc sức khỏe toàn dân, Hậu Giang đã đưa ra bốn giải pháp mang tính chiến lược là: Nhanh chóng thành lập mạng lưới cơ sở; xây dựng cơ sở vật chất khám chữa bệnh; chủ động phòng, chống dịch; đẩy mạnh sản xuất và phân phối Thu*c.

Ngành đã xây dựng mạng lưới theo hướng cứ 30.000 dân thì tổ chức một phòng khám đa khoa khu vực. Vùng căn cứ cách mạng, vùng sâu thì tổ chức thành phân viện có chất lượng tương đương bệnh viện (BV) huyện, quy mô 30 giường, thực hiện được trung phẫu. Mỗi huyện chỉ tổ chức vài trạm xã. Đồng thời, cấp bách đào tạo cán bộ để bổ sung nguồn lực cho công tác khám chữa bệnh.

Ngoài khó khăn về nhân lực thì vấn đề Thu*c chữa bệnh cho người dân càng khó hơn. Toàn ngành kêu gọi đẩy mạnh điều trị đông y, phát triển vườn rau cây Thu*c. Trong những năm đầu sau thống nhất đất nước, không chỉ đương đầu với thiếu thốn cơ sở vật chất, y tế Hậu Giang còn phải ứng phó với trận lũ lịch sử năm 1978 gây mất mùa đói kém và dịch bệnh do ô nhiễm nguồn nước... Năm 1979, chiến tranh biên giới Tây Nam xảy ra, tỉnh Hậu Giang phải thành lập BV dã chiến với biên chế 80 cán bộ y tế lên đường ra mặt trận. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Hậu Giang, đã vượt qua mọi khó khăn, từng bước vươn lên và phát triển...

Năm 1992, tỉnh Hậu Giang lại chia tách thành tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Cần Thơ, tiếp tục khó khăn về nhân lực, trang thiết bị. Đến năm 1994, Nghị định số 95 cho phép thu một phần viện phí; từ đây, ngành có điều kiện trang bị một số máy móc, triển khai các kỹ thuật mới như: chụp cắt lớp, lọc thận nhân tạo, tán sỏi ngoài cơ thể, phẫu thuật nội soi, mổ mắt bằng Laser, phaco…

Cũng trong thời điểm này, Cần Thơ có BV Đa khoa quy mô 550 giường; thành lập các BV chuyên khoa, trung tâm chuyên ngành, như: BV Nhi đồng, BV Y học cổ truyền, Trung tâm Chẩn đoán Y khoa và Chăm sóc sức khỏe ban đầu (sau đổi tên thành Trung tâm Sức khỏe lao động và Môi trường), Trung tâm Tai mũi họng. Năm 2005, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS ra đời và năm 2006, tách Trung tâm Sức khỏe lao động–Môi trường thành Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe và Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường.

Nổi bật ở thời điểm này là 100% trạm của Cần Thơ có bác sĩ. Bộ Y tế biểu dương Cần Thơ là tỉnh điển hình toàn quốc về phủ kín bác sĩ, nữ hộ sinh tại trạm và 100% ấp có nhân viên y tế. Nhờ có “cánh tay nối dài” này mà chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được nâng lên rõ rệt.

►Khẳng định y tế tuyến đầu ĐBSCL

Năm 2004, tỉnh Cần Thơ một lần nữa chia tách thành tỉnh Hậu Giang và TP Cần Thơ. Với tâm thế Cần Thơ trở thành đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương và thực hiện Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị, đã giao trọng trách ngành Y tế Cần Thơ trở thành trung tâm y tế kỹ thuật cao của vùng ĐBSCL, Y tế Cần Thơ đã từng bước hiện thực hóa những mục tiêu phát triển.

Có nhiều cơ hội mới được mở ra, ngành đã tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, đào tạo nguồn nhân lực, các kỹ thuật tiên tiến trong và ngoài nước. Mỗi năm, ngành được đầu tư khoảng 500 tỉ đồng từ các nguồn vốn trái phiếu chính phủ, nguồn vốn ODA và ngân sách địa phương. Theo đó các BV đa khoa và chuyên khoa được xây dựng và đưa vào sử dụng, như: Đa khoa thành phố, Nhi đồng, Tâm thần, Lao và Bệnh phổi, Huyết học - Truyền máu. Hiện nay, BV Ung bướu Cần Thơ đang triển khai xây dựng với quy mô 500 giường từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Hungary. Nhiều đơn vị y tế Cần Thơ được Bộ Y tế giao trọng trách của vùng, như: Trung tâm Huyết học- Truyền máu Cần Thơ; Trung tâm Sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh; BV Lao và Bệnh phổi…

Nguồn nhân lực có vai trò then chốt, nhờ tăng cường công tác đào tạo, nhân lực tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Nếu như năm 2004, tính trên 10.000 dân thì tỷ lệ nhân viên đạt 25,22%; tỷ lệ bác sĩ đạt 5,43% và tỷ lệ dược sĩ là 0,33%. Thì hiện nay, tỷ lệ này lần lượt là 60,45; 15,09 và 3,7%.

BV Đa khoa TP Cần Thơ triển khai phẫu thuật tim, giúp người bệnh trong vùng được tiếp cận kỹ thuật cao tại Cần Thơ.

Với việc đầu tư đồng bộ từ cơ sở vật chất, trang thiết bị cùng đội ngũ thầy Thu*c giỏi tay nghề chuyên môn, các cơ sở khám chữa bệnh triển khai nhiều kỹ thuật cao như: phẫu thuật mạch máu, phẫu thuật tim hở, tim mạch can thiệp, mở rộng phẫu thuật nội soi chuyên sâu, thụ tinh trong ống nghiệm, chẩn đoán sàng lọc trước sinh và sơ sinh, đang triển khai ghép tạng và ghép tủy… đã góp phần giảm tải cho các BV tuyến trên, nâng cao chất lượng điều trị, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân vùng ĐBSCL. Nhiều BV ở Cần Thơ đã trở thành BV của vùng, như: Đa khoa thành phố, Nhi đồng, Phụ sản, Ung bướu...

Bên cạnh y tế công lập, hệ thống y tế tư nhân mạnh với 6 BV ngoài công lập, tổng số 760 giường, chiếm tỷ lệ trên 12,5% tổng số giường bệnh đang hoạt động trên địa bàn. Y tế tư nhân đã chia sẻ gánh nặng bệnh tật và tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa y tế công–tư, tạo cơ hội để người dân lựa chọn, tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao.

Năm 2017, thực hiện Nghị định 16 của Chính phủ, ngành đã chủ động chuyển đổi cơ chế tài chính cho các đơn vị trực thuộc theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Hiện nay, trong toàn ngành có 10 đơn vị công lập tự chủ tài chính đảm bảo chi thường xuyên; 6 BV thực hiện đề án vay vốn và liên doanh, liên kết đầu tư thiết bị y tế.

Mạng lưới y tế mạnh không chỉ ở tuyến thành phố mà giai đoạn này, ở tuyến quận, huyện 6 BV, trung tâm y tế được xây dựng mới và 1 BV mở rộng. Đồng thời, các BV tuyến thành phố xuống các quận, huyện chuyển giao kỹ thuật. Ở tuyến xã, nhiều trạm y tế được xây mới, nâng cấp, sửa chữa. 100% Các trạm y tế đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 – 2020 và khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Có 72/82 Trạm y tế triển khai mô hình bác sĩ gia đình.

Mạng lưới dự phòng được xây dựng rộng khắp từ thành phố đến xã phường.Với phương châm chủ động phòng bệnh, hàng năm, ngành phát động phong trào phòng chống dịch bệnh, triển khai các chương trình đến cộng đồng. Nhờ vậy nhiều năm liền, TP Cần Thơ không xảy ra vụ dịch lớn.

Nhận định về sự của Y tế Cần Thơ, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Lê Quang Mạnh đánh giá: Thời gian qua, ngành đã xây dựng mạng lưới đồng bộ từ thành phố đến xã, phường. Nguồn nhân lực cũng là điểm sáng. Các thầy Thu*c đã chăm lo sức khỏe không chỉ cho người dân Cần Thơ mà các tỉnh trong vùng ĐBSCL. Bên cạnh thành công trong việc đổi mới cơ chế tài chính của cơ sở y tế công lập, thành phố cũng thành công trong việc xã hội hóa y tế, thu hút các nhà đầu tư xây dựng các BV tư nhân, góp phần chia sẻ gánh nặng với y tế công. Nhìn chung, sau 45 năm, ngành Y tế Cần Thơ vươn lên thực sự trở thành cánh chim đầu đàn của y tế vùng ĐBSCL.

H.Hoa

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/hanh-trinh-45-nam-phat-trien-nganh-y-te-can-tho-a118585.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY