Khoa học hôm nay

Những cụ già trên 100 tuổi đi tiêm vắc xin COVID-19

MangYTe - Hôm 22-7, 15 nhóm ưu tiên tại TP.HCM bắt đầu được tiêm vắc xin, trong đó có những người trên 65 tuổi. Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, tại một điểm tiêm ở quận Phú Nhuận, nhiều người già đã háo hức đi tiêm, trong đó có một cụ bà 102 tuổi.

Cụ bà 102 tuổi ở phú nhuận được khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin ngừa covid-19 - ảnh: cẩm nương

Theo một nghiên cứu của bộ y tế singapore (moh), những người già nằm trong nhóm có khả năng nhiễm virus covid-19 rất cao, dễ bị bệnh nặng sau khi nhiễm. moh tính toán sẽ có 10 - 15% trong số họ phải nhập viện và nằm ở icu (phòng chăm sóc đặc biệt).

Nhiều cụ bách niên đi tiêm

Những cụ già bách niên đi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cũng không quá hiếm trên thế giới. Ở Anh đã có cụ bà 106 tuổi được tiêm, Mỹ có cụ bà 111 tuổi được tiêm, Đức có cụ bà 101 tuổi được tiêm.

Việt Nam tiêm sau các nước khác nên có lợi thế là thông tin về độ an toàn của vắc xin đã có nhiều hơn.

Nhiều người lớn tuổi trên thế giới, vốn tin tưởng ở khoa học và vắc xin, đã chia sẻ lại trải nghiệm đi tiêm vắc xin covid-19 của mình để động viên những người khác còn ngần ngại. ông gary whitfield, 77 tuổi, ở bang texas (mỹ), là một trường hợp như vậy, theo kênh spectrum news 1 của texas.

Ông Gary cũng được thuyết phục về mặt số liệu rằng người cao niên, độ tuổi từ 75 - 84 như ông có khả năng Tu vong do nhiễm COVID-19 gấp 220 lần so với người dưới 30, theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ tháng 2-2021.

Tại Canada, theo kênh CBC.ca, các bác sĩ và chuyên gia cũng kêu gọi người lớn tuổi, người dễ gặp rủi ro đi tiêm trước và kêu gọi chính phủ ưu tiên tiêm cho họ. "Đó là trách nhiệm, sự tôn trọng và khoa học. Nó phản ánh những giá trị tốt đẹp của xã hội" - bác sĩ Dr. Cara Tannenbaum, giáo sư y khoa của Đại học Montreal, kêu gọi.

Chiến lược cứu nhiều mạng người

Thời điểm tháng 1-2021, khi mỹ gần như vừa khởi động tiêm vắc xin, tạp chí science daily của mỹ đã dẫn các nghiên cứu cho thấy tăng tốc tiêm vắc xin, ưu tiên người lớn tuổi từ 60 tuổi trở lên là chiến lược bảo vệ nhiều tính mạng nhất.

Cụ thể, nếu tập trung vào nhóm này, Mỹ có thể bảo vệ tính mạng của 65.000 người Mỹ trong vòng 3 tháng. Đây không phải là một gợi ý "khơi khơi" mà nó được các nhà khoa học phân tích bằng mô hình tính toán dựa trên các dữ liệu đầu vào với các kịch bản giả định khác nhau.

Theo CDC, rất nhiều người lớn tuổi, người bị khuyết tật gặp nhiều khó khăn, trở ngại khi tiếp cận các điểm tiêm chủng. Các trở ngại cụ thể gồm di chuyển khó khăn, không có phương tiện di chuyển hoặc hình thức di chuyển an toàn đến điểm tiêm, không có người thân và mạng lưới hỗ trợ trong cộng đồng để giúp họ tìm thông tin về vắc xin và điểm tiêm chủng.

Đặc biệt, nhiều người lớn tuổi không sử dụng internet hoặc không biết dùng các nền tảng điện tử để hẹn lịch tiêm. cũng có thể họ xem nhẹ dịch bệnh do thiếu thông tin hoặc bị các khuyết tật về nghe, nhìn khiến việc tiếp cận thông tin đúng về vắc xin hạn chế…

Tất cả các trở ngại này cần được giải quyết. Một trong những giải pháp là vị trí các điểm tiêm chủng phải thuận lợi, dễ tiếp cận. Điểm tiêm chủng có thể tổ chức theo ngày có các sự kiện cộng đồng, tập trung nhiều người lớn tuổi, ở các nơi cung cấp dịch vụ hoặc câu lạc bộ họ thường sinh hoạt, giao lưu.

Hiện nay, trong nỗ lực để nhiều người được tiêm hơn, nhân viên y tế ở mỹ thậm chí đã đến từng hộ gia đình để tiêm vắc xin theo chiến lược "gõ cửa từng nhà".

"Tôi tiêm ngừa vì con cháu tôi"

Cụ bà Ho Kham, 101 tuổi, được tiêm liều vắc xin ngừa COVID-19 thứ hai tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 2-7 - Ảnh: KHMER TIMES

"Tôi tiêm ngừa vì tất cả con cháu và mọi người sống chung với tôi đã tiêm. Tôi muốn an toàn" - cụ bà Ho Kham, 101 tuổi, nói với tờ Khmer Times khi đến điểm tiêm ngừa COVID-19 ở Phnom Penh ngày 2-7.

Cụ là người lớn tuổi nhất ở campuchia và là một trong tám cụ già trên 100 tuổi đã tiêm ngừa đầy đủ. con trai 65 tuổi của cụ, ông seng sarin, cùng mẹ đến chỗ tiêm và cho biết cụ rất háo hức đi tiêm. cụ không gặp tác dụng phụ gì sau khi tiêm liều đầu tiên.

NGÔ HẠNH

Bộ Y tế cấm 'bồi dưỡng tiêm chủng' vắc xin COVID-19

TTO - Công điện vừa được Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên gửi các tỉnh thành, yêu cầu tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, bảo đảm an toàn, tiêm chủng hoàn toàn miễn phí và không nhận "bồi dưỡng" từ các tổ chức, cá nhân.

HỒNG VÂN

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/nhung-cu-gia-tren-100-tuoi-di-tiem-vac-xin-covid-19-20210801231738548.htm)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh zona là một tình trạng nổi mụn gây đau nhức ở da do virut varicella-zoster gây ra. Ngày nay, việc chẩn đoán zona trên lâm sàng không còn gặp nhiều khó khăn.
  • . Cứ mỗi 2 phút là có 1 người Tu vong vì bệnh ung thư cổ tử cung. 75% cả nam và nữ có nguy cơ lây nhiễm virút HPV một lần trong đời.
  • Với thời tiết nắng nóng như hiện nay, người già, trẻ nhỏ và đặc biệt là phụ nữ đang mang thai phải hết sức chú ý để bảo vệ sức khỏe.
  • Những quan điểm cổ hũ về cuộc sống phòng the ở người lớn tuổi đang dần dần được gỡ bỏ. Tuy nhiên, ở đằng sau đó vẫn có những nguy cơ tiềm ẩn, thậm chí gây nhiều nguy hiểm mà nhiều người chưa biết.
  • Không khó để nhận biết các triệu chứng nhất định, như chóng mặt, đau bụng, khát nước… khi ở độ tuổi 20, 30. Tuy nhiên sau 40 tuổi, không nên xem thường các triệu chứng ấy, bởi chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bất ổn của cơ thể.
  • Theo một nghiên cứu ở Việt Nam, có đến 66% người từ 40 tuổi trở lên mắc nguy cơ thoái hóa khớp, những vị trí thường gặp nhất là cột sống thắt lưng (43%)
  • Phì đại lành tính tuyến tiền liệt (PĐLTTTL) hay còn gọi là u xơ tiền liệt tuyến là loại u lành tính, không di căn. Bệnh gặp ở những người lớn tuổi. Bệnh tiến triển từ từ và thường gây ra triệu chứng sau 50 tuổi.
  • Rau ngót có nhiều acid amin, vitamin và chất khoáng vì vậy nó có tính bổ dưỡng cao. Người ta thường nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, giò sống trứng, tôm, cá đồng… bữa ăn gia đình, nhất là các cụ lớn tuổi, nên có thêm bát canh rau ngót.
  • Kính chào Mangyte, Con trai tôi 19 tháng tuổi chưa được tiêm vacxin 5 in 1. Giờ tôi muốn tiêm dịch vụ 6 in 1 cho bé có được không? Và nên tiêm ở địa chỉ nào? Xin chân thành cảm ơn. (Hoài Anh - Bình Dương)
  • Tập thể dục là an toàn đối với hầu hết người trên 65 tuổi. Ngay cả những bệnh nhân có bệnh mạn tính như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và viêm khớp cũng có thể tập thể dục một cách an toàn
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY