Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những đại kỵ khi ăn bắp cải không phải ai cũng biết

Bắp cải là loại rau chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin có lợi cho sức khỏe. Thế nhưng không phải ai ăn bắp cải cũng tốt, đặc biệt với một số người mắc bệnh đại kỵ với loại rau này.

Tin vui cho người trào ngược: Mới xuất hiện giải pháp đột phá!Tin tài trợ

Bắp cải được đánh giá là loại rau của thế giới dinh dưỡng vì nó tương đối rẻ so với những loại rau khác nhưng nó lại có nhiều sinh tố bảo vệ sức khỏe con người. Nó cũng là thực phẩm hữu hiệu giúp bạn trọng lượng vì một bát cải bắp chỉ chứa khoảng 15 calo.

Ngoài ra, bắp cải rất giàu các vitamin có lợi cho sức khỏe dưới đây:

- Vitamin A: chịu trách nhiệm trong việc bảo vệ làn da và đôi mắt của bạn.

- Vitamin C: một chất chống oxy hóa quan trọng và giúp cơ thể đốt cháy chất béo.

- Vitamin E: một chất béo hòa tan chống oxy hóa đóng vai trò làm đẹp và chống viêm nhiễm cho làn da.

- Vitamin B: giúp tạo hưng phấn cho toàn bộ hệ thần kinh và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.

Bắp cải được đánh giá là loại rau của thế giới dinh dưỡng vì nó tương đối rẻ so với những loại rau khác nhưng nó lại có nhiều sinh tố bảo vệ sức khỏe con người. Tuy nhiên, có một số lưu ý cần tránh khi sử dụng bắp cải mà bất kỳ ai cũng nên biết.

Những 'đại kỵ' khi ăn bắp cải không phải ai cũng biết - ảnh 1Những người thể trạng yếu, thường xuyên lạnh bụng khi ăn đồ lạnh nên hạn chế ăn bắp cải. Bởi đây là loại thực phẩm có tính hàn. Ảnh minh họa: Internet

Bắp cải rất giàu chất chống oxy hóa glucosinolate. Trong một số điều kiện, glucosinolate bị thủy phân chuyển thành isothiocyanate và thiocyanate có thể gây bệnh tuyến giáp.

Ngoài ra, loại rau này cũng chứa một hàm lượng nhỏ goitrin có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ.

Những người thể trạng yếu, thường xuyên lạnh bụng khi ăn đồ lạnh nên hạn chế ăn bắp cải. Bởi đây là loại thực phẩm có tính hàn.

Để khắc phục, nên chế biến bắp cải với một chút gừng tươi để tăng cảm giác ấm.

Bắp cải chứa nhiều chất xơ, nhuận tràng. Do đó, người bị bệnh tiêu chảy không nên ăn loại rau ngày. Đặc biệt là ăn bắp cải sống, salad, dưa muối xổi vì dễ gây đầy bụng.

Ăn bắp cải dễ sinh ra nhiều khí, đầy bụng đặc biệt là khi ăn sống. Do đó, những người bị đau dạ dày, hay bị chướng bụng, đầy hơi nên hạn chế ăn bắp cải sống, tốt nhất nên làm chín trước khi ăn.

Những người bị táo bón, tiểu ít nên ăn bắp cải đã nấu chín, tránh ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối.

Những 'đại kỵ' khi ăn bắp cải không phải ai cũng biết - ảnh 2Người bị sỏi thận nếu ăn nhiều bắp cải càng làm cho bệnh trầm trọng hơn vì bắp cải chứa nhiều acid oxalic, có thể làm tăng khả năng hình thành sỏi ở thận, gây ra sỏi thận. Những người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên dùng bắp cải. Ảnh minh họa: Internet

Ăn bắp cải làm cho tình trạng dị ứng, xuất huyết dưới kết mạc trở nên trầm trọng hơn, nhất là dưa bắp cải muối chua, vì có chứa histamine có khả năng gây ngứa, chảy nước mắt, xung huyết và chảy nước mũi.

Người bị sỏi thận nếu ăn nhiều bắp cải càng làm cho bệnh trầm trọng hơn vì bắp cải chứa nhiều acid oxalic, có thể làm tăng khả năng hình thành sỏi ở thận, gây ra sỏi thận. Những người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên dùng bắp cải.

Dưa chuột ăn cùng bắp cải sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin C.

Bắp cải ăn cùng gan động vật sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Táo "đại kỵ" với bắp cải tím vì sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cả hai loại thực phẩm.

Ăn bắp cải cùng với măng cụt sẽ tạo gánh nặng lên hệ tiêu hóa, cũng như giảm giá trị của các chất dinh dưỡng.

Gần 50 người hiến tặng phổi cứu nam phi công mắc COVID-19 là những ai

Theo Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, tính đến chiều 15/5, Trung tâm đã nhận được gần 50 lời đề nghị được tặng một phần phổi của bản thân để ghép cho nam phi công người Anh. Những người đăng ký hiến một phần phổi ở nhiều độ tuổi khác nhau, có người là bác sỹ, điều dưỡng, nhà báo, có người là bộ đội...

Thực phẩm cực tốt giúp hồi phục và 'xoa dịu' cơn đau cho người bệnh dạ dày

Đối với người bệnh đau dạ dày, ngoài điều trị bằng Thu*c thì việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng để giúp giảm cơn đau và ngăn chặn bệnh phát triển nặng hơn. Vậy đâu là những thực phẩm tốt với người đau dạ dày?

Mỗi ngày Việt Nam xét nghiệm gần 2.000 mẫu tìm COVID-19

Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 14/5 cả nước đã có 58 đơn vị được phép thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19. Hiện mỗi ngày Việt Nam xét nghiệm khoảng gần 2.000 mẫu, và đến nay đã có thực hiện xét nghiệm 275.000 mẫu, phát hiện 288 trường hợp nhiễm COVID-19.

Vì sao Bộ Y tế tạm ngừng kê đơn Thu*c dài ngày cho người cao tuổi, bệnh mãn tính

Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 vừa có văn bản về việc triển khai công tác khám chữa bệnh an toàn phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Theo đó, tạm ngừng việc kê đơn Thu*c không quá 3 tháng cho người bệnh cao tuổi, mắc bệnh cần điều trị dài ngày.

Cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Rizin quảng cáo như Thu*c chữa bệnh

Cục An toàn thực phẩm khẳng định nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Rizin đang được quảng cáo vi phạm trên các website nêu trên không đúng với nội dung đã được Cục An toàn thực phẩm xác nhận.

Hòa Thuận (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/nhung-dai-ky-khi-an-bap-cai-khong-phai-ai-cung-biet-1658889.tpo)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY