Chân hồng
Ảnh minh họa. |
Nếu bạn nhận thấy bàn chân của mình có màu hồng, da mỏng và nhăn nheo, bạn nên làm xét nghiệm máu để kiểm tra lượng đường trong máu. Triệu chứng này có thể chỉ ra một số vấn đề trao đổi chất, bao gồm cả bệnh tiểu đường.
Có cảm giác ôm
Một cái ôm không phải lúc nào cũng là điều tốt đẹp. Nếu đôi khi bạn cảm thấy như ai đó đang ôm chặt bạn hoặc cảm giác bị buộc dây quanh eo, cơ thể hoặc chân, bạn nên thực hiện một vài thử nghiệm để loại trừ nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng.
Bạn cũng có thể có cảm giác khó chịu ở cánh tay và chân như thể đang đeo găng tay hoặc đi giày nặng. Cảm giác có thể thay đổi từ kích thích đến rất đau đớn và bạn nên chú ý đến nó.
Lông mày mỏng
Nếu bạn nhận thấy rằng lông mày của bạn đang trở nên mỏng hơn, bạn nên đi khám bác sĩ và kiểm tra tuyến giáp của bạn. Đây có thể là một trong những triệu chứng của suy giáp.
Ban da ngứa và giộp
Ban đỏ này khởi phát đột ngột trên khuỷu tay, đầu gối, mông, lưng, hoặc da đầu, nhìn giống eczema, nhưng nó có thể là một bệnh nghiêm trọng hơn - bệnh celiac (bệnh phân có mỡ). tới 25% số người mắc bệnh celiac có ban đỏ này, được gọi là viêm da dạng herpes. khi người bệnh bắt đầu chế độ ăn không có gluten, ban sẽ biến mất, và sẽ không bị các tổn thương kéo dài, nghiêm trọng khác của bệnh, như loãng xương hoặc ung thư ruột non.
Thay đổi đại tiện hoặc tiểu tiện
Đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường có thể là do ung thư bàng quang hoặc tuyến tiền liệt. táo bón hoặc tiêu chảy có thể báo hiệu ung thư đại tràng hoặc buồng trứng. nếu bạn bị đầy hơi hoặc trướng bụng kéo dài hơn 1 tuần, hãy đi khám bác sĩ.
Theo Bằng Lăng/Tiêu dùng
Link bài gốc Lấy link
https://tieudung.kinhtedothi.vn/khoe-dep/dieu-hieu-canh-bao-ban-dang-bi-benh-26834.htmlTheo Bằng Lăng/Tiêu dùng