Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Những lễ hội đầu xuân ở miền Bắc được mong chờ nhất

(MangYTe) - Hàng năm, sau dịp Tết Nguyên đán, người dân Việt Nam lại nô nức kéo nhau vi vu khắp nơi du xuân, tham gia những lễ hội truyền thống thu hút đông đảo khách hành hương. Đa phần những lễ hội đặc sắc ở miền Bắc thường được tổ chức vào những ngày đầu xuân năm mới, đặc biệt là dịp tháng Giêng.

Vào ngày hội có rất nhiều trò chơi dân gian thú vị, trong đó, rước Rồng lửa Thăng Long là tiết mục độc đáo hơn cả. Người xem bị cuốn hút bởi không khí hào hùng, sục sôi khi những tốp người mặc võ phục vây quanh chú rồng được bện từ nùi rơm, giấy bồi, mo nang đánh quyền, múa côn như đang tái hiện lại bối cảnh những cuộc chiến vang danh sử vàng.

Lễ hội chùa Keo - Thái Bình

Lễ hội chùa Keo tưởng nhớ công đức của Quốc sư Dương Không Lộ (1016 - 1094) và những người có công xây dựng Chùa. Đây là dịp để nhân dân tỉnh Thái Bình quảng bá du lịch; phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, nhu cầu tham quan và hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghệ thuật kiến trúc điêu khắc độc đáo. Qua đó, gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, truyền thống.

Với những giá trị đặc biệt về văn hóa lịch sử, năm 2012, quần thể chùa Keo được công nhận Di tích cấp quốc gia đặc biệt. Ngày 23/1/2017, Bộ VH-TT&DL ghi danh Chùa Keo (tỉnh Thái Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Lễ hội chùa Hương - Hà Nội

Lễ hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một của Việt Nam, nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội. Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật - nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Đây là một lớn về số lượng các phật tử tham gia hành hương.Lễ hội chùa Hương diễn ra tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Thời gian kéo dài từ mùng 6 tháng giêng cho tới hết tháng 3 âm lịch.

Không giống như những ngôi chùa bình thường, chùa Hương có kết cấu khá đặc biệt, chùa được tạo thành bởi tập hợp nhiều hang động, đền chùa nằm trong lòng núi rừng thiên nhiên. Đây không chỉ là cụm di tích văn hóa tâm linh mà còn là di sản văn hóa quốc gia.

Lễ hội chùa Bái Đính được tổ chức từ chiều mùng 1 tết, khai mạc ngày mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3, buổi lễ mở đầu cho những hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư Ninh Bình.

Hội đền Gióng - Sóc Sơn

Thường niên, cứ vào ngày 6 tháng 1 Âm lịch, nhân dân huyện Sóc Sơn, Hà Nội nói riêng và trong cả nước nói chung lại nô nức đi trẩy hội đền Gióng. Hội Gióng là một truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Có 2 hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Theo truyền thuyết kể lại rằng: nghệ thuật hát xoan ở Phú Thọ có từ lâu đời, khoảng 2000 năm trước Công Nguyên. Người ta tổ chức hát xoan không chỉ để vui chơi, giải trí mà còn để cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, được mùa bội thu.

Những năm trở lại đây, thiền viện trúc lâm Yên Tử trở thành địa điểm du lịch văn hóa tâm linh, vãn cảnh thu hút đông đảo du khách ghé thăm.

Du lịch Bắc Ninh vào đúng dịp đầu xuân, các bạn sẽ được thưởng thức những điệu hò giao duyên rất tình và độc đáo của những liền anh, liền chị. Ngoài ra, du khách còn được hòa nhập vào không khí nhộn nhịp ở lễ hội thông qua các trò chơi cổ truyền như đấu võ, đu quay, nấu cơm, dệt cửi…

Người dân đến hội không chỉ để thắp hương bày tỏ lòng thành đến thần linh mà còn xin tờ ấn để cầu thăng tiến trong sự nghiệp.

Từ lâu phong tục đầu năm xin lộc và cuối năm trả lễ Bà Chúa Kho đã trở thành thói quen thường niên không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/nhung-le-hoi-dau-xuan-o-mien-bac-duoc-mong-cho-nhat-363474.html)

Chủ đề liên quan:

2020 lễ hội xuân

Tin cùng nội dung

  • Cán bộ, công chức không được đi lễ hội trong giờ hành chính, không dùng xe công đi hội, không liên hoan ảnh hưởng đến thời gian làm việc.
  • Tết đến nhà nào cũng vậy, trên bàn ăn đầy ắp những món ăn Việt, Tây, Tàu... Không ai có thể cưỡng lại được sức quyến rũ của thức ăn, nhất là trong những ngày này. Vì vậy, là phụ nữ trong gia đình, người nội trợ khéo léo luôn tìm cho gia đình mình những loại thức ăn thật an toàn, bổ dưỡng nhưng không làm tăng trọng lượng cơ thể để các thành viên trong gia đình có sức khỏe về thể chất và tinh thần cùng nhau du xuân.
  • Những sự thật thú vị về cuộc yêu trong thời tiết giá lạnh có thể sẽ khiến bạn ngạc nhiên.
  • Lễ hội Trung thu của thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) đã được sách kỷ lục Guiness công nhận là lễ hội rước đèn lớn nhất Việt Nam.
  • Vẫn có hiện tượng người dân xé rào vượt đồi lên đền Trung. Tuy nhiên,năm nay tại những lối đó, ban tổ chức đã chăng lưới thép B40. Đặc biệt, trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, luôn có lực lượng đứng chốt tại khu vực này hướng dẫn, ngăn cản người dân không tự xé rào.
  • Môi trường ẩm ướt do mưa xuân là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển trong thực phẩm, gây hư hỏng ...
  • Để đảm bảo tối đa an ninh dịp lễ hội, Khu di tích Đền Hùng cấm du khách, kể cả phóng viên đài báo, sử dụng các thiết bị chụp ảnh, ghi hình từ trên không (flycam).
  • Cũng như các địa phương khác trên cả nước, sau Tết Nguyên đán, nhân dân các dân tộc ở Lâm Ðồng lại rộn ràng bước vào mùa lễ hội.
  • Ở nơi thâm sơn cùng cốc (Lỗ Sơn, Tân Lạc, Hòa Bình) đang gìn giữ lễ hội đánh cá hết sức độc đáo.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY