Măng chứa nhiều chất xơ, giúp cơ thể tránh chứng táo bón. 100g thịt măng có chứa 5,5g bột đường, 0,8-2g chất đạm, 0,1g chất béo, 15mg calci, 0,6mg sắt và nhiều sinh tố (b1: 0,07mg, b2: 0,1mg, pp: 0,7mg, c:8 mg). tuy nhiên, trong măng chứa các chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe nên cần thận trọng khi chế biến và sử dụng nguyên liệu này.
bà bầu nên hạn chế ăn măng tươi. ảnh minh họa
Người mắc bệnh gút: Khi bị bệnh gút cần cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Bà bầu: đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng nhiều mức độ. các dạng ngộ độc măng là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. điều này ảnh hưởng trực tiếp với thai nhi.
Người có vấn đề về tiêu hóa: măng là thực phẩm khó tiêu hóa. với bệnh nhân xơ gan, măng gây khó chịu, làm tổn hại dạ dày và thực quản. những người mắc bệnh tiêu hóa khi ăn măng sẽ khó tiêu, đầy bụng, trào ngược axit, thậm chí chảy máu thành bụng. người già có hệ tiêu hóa kém cũng được khuyến cáo không nên ăn măng.
Bệnh viện xanh pôn, hà nội từng cấp cứu một trẻ nguy kịch vì ngộ độc sau khi gia đình cho uống nước từ măng tươi giã nát để hạ sốt. bệnh nhân được các bác sĩ chẩn đoán bị nhiễm độc cyanide. trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, 1 kg măng củ có tới 230mg. đây là một gốc acid có đặc tính rất độc.
Trường hợp ngộ độc nhẹ, bệnh nhân có các biểu hiện chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, buồn nôn, nôn,... Trường hợp nặng có biểu hiện co giật, cứng hàm, giãn đồng tử, suy hô hấp, tím tái, hôn mê. Nặng hơn nữa sẽ ngừng thở, tim đập nhanh và không đều, dễ gây T* vong sau vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời.
Chần và luộc kỹ măng: công đoạn sơ chế măng rất quan trọng giúp thải hết độc trong măng, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người ăn. theo khuyến cáo của cục an toàn thực phẩm, khi nấu măng tươi bạn cần ngâm và luộc măng nhiều lần, thay nhiều lần nước.
Mở vung khi nấu măng: nhiều người có thói quen luộc măng, xào măng đậy vung khi nấu. điều này vô cùng nguy hiểm bởi chất độc trong măng không bay ra ngoài được. để an toàn, các bà nội trợ sau khi mua măng về cần rửa nhiều lần với nước sạch, ngâm muối, sau đó luộc kỹ khoảng 3 lần mới ăn và mở vung để độc tố bay đi. trong trường hợp sử dụng măng khô hay măng đã sấy nên chần qua măng lại nước nóng hoặc luộc qua để đảm bảo an toàn.
Măng ngâm giấm cần đủ thời gian mới được sử dụng: trong mỗi kg măng củ có chứa khoảng 230 mg cyanide chất độc hại đủ gây ra t* vong cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. tuy nhiên, nếu đun sôi khoảng 12 giờ hàm lượng cyanide sẽ bốc hơi một phần chỉ khoảng 160 mg/ kg và nếu luộc, ngâm nước lâu cho tới khi măng ngả màu vàng và mùi chua lượng cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg/ kg. mặc dù vậy, một số người có thói quen ăn măng ngâm giấm ngay cả khi chúng chưa đủ thời gian, măng còn chưa ngả màu vàng và có mùi chua đã ăn. như vậy, nguy cơ ngộ độc chất cyanide sẽ cao hơn rất nhiều.