Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nhập viện vì ăn măng sai cách, chuyên gia chỉ rõ 5 nhóm người cần cấm kỵ món măng tươi

MangYTe - Những người có vấn đề về đường tiêu hóa như viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày… đặc biệt là những người bị giãn tĩnh mạch thực quản và dạ dày thì không nên ăn măng tươi.

Vừa qua, một người đàn ông 32 tuổi (ở Hàng Châu - Trung Quốc) phải cấp cứu do bị xuất huyết dạ dày sau khi ăn măng sau 2 ngày liên tiếp.

Được biết, bữa đầu tiên anh không thấy hiện tượng gì, nhưng sau khi ăn bữa thứ hai, anh phát hiện dạ dày bị khó chịu, thường xuyên ợ chua. Đến sáng ngày hôm sau, triệu chứng của bệnh ngày một nặng hơn. Theo quan sát, khi đi vệ sinh anh phát hiện phân chuyển màu đen, nặng mùi và có kèm máu.

Sau khi đến viện thăm khám, nội soi, các bác sĩ kết luận anh bị xuất huyết dạ dày. Nhiều khả năng nguyên nhân gây bệnh là từ món khoái khẩu.

Ảnh minh họa

Theo các bác sĩ, măng tre rất ít chất béo, ít đường và giàu cellulose, giàu chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột. Vì vậy những người có vấn đề về đường tiêu hóa như viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày… đặc biệt là những người bị giãn tĩnh mạch thực quản và dạ dày thì không nên ăn măng tươi. Bởi vì măng có chứa lượng lớn cellulose, là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày và có thể gây chảy máu và thủng dạ dày.

Ngoài ra, chuyên gia cũng cảnh báo những người có dấu hiệu sau đây cần 'cấm kỵ' với món măng tươi

Ảnh minh họa

Phụ nữ đang mang thai

Trong măng có chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric.

Khi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy với tác dụng của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày; sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu acid bị đẩy ra ngoài tức là cơ thể không chịu nổi chất độc.

Đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp với thai nhi.

Trẻ em

Axit oxalic trong măng tươi ảnh hưởng đến việc hấp thu và tận dụng canxi, kẽm của cơ thể. Do đó, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển không nên ăn loại thực phẩm này để tránh bị thiếu canxi, kẽm dẫn đến chậm phát triển.

Người bị xơ gan

Măng tươi rất giàu chất xơ. Theo Đông y, loại thực phẩm này có tính hàn, khó tiêu hóa nên những người mắc bệnh loét dạ dày và tráng tràng, viêm dạ dày, xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản, không nên ăn nhiều để tránh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Người bị bệnh thận

Bệnh thận đôi khi là do vi khuẩn streptocoques gây nên. Nhưng thông thường là do những bệnh khác ảnh hưởng đến thành mạch máu làm tổn hại đến thận, như bệnh cao huyết áp và bệnh đái tháo đường.

Khi bị bệnh thận, chế độ ăn uống cần được chú ý đặc biệt. Măng tây, măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mãn tính và suy thận.

Người bị bệnh gút

Người bị bệnh gút không nên ăn măng. Khi bị bệnh gút, bạn cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn.

Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, vì thế bệnh nhân gút cần tránh.

M.H (th)

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/nhap-vien-vi-an-mang-sai-cach-chuyen-gia-chi-ro-5-nhom-nguoi-can-cam-ky-mon-mang-tuoi-20200406143142356.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trái với suy nghĩ của nhiều người, vitamin C có tác dụng tích cực đối với chứng viêm dạ dày.
  • Nếu dạ dày có viêm, có HP dương tính phải điều trị 2 loại kháng sinh từ 7-10 ngày kết hợp với Thu*c kháng axit theo chỉ định của bác sĩ.
  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Em đi nội soi dạ dày, bác sĩ chẩn đoán là viêm dạ dày và có u lành của thực quản. BS có cho Thuốc uống, giờ em ăn không có cảm giác ngon gì hết.
  • Mangyte ơi, tôi bị viêm xoang rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi muốn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nơi các GS.BS nhiều kinh nghiệm thì nên đến đâu ở TPHCM? Mong Mangyte tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn. (Thanh Hùng - TPHCM)
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Tôi năm nay 68 tuổi, nặng 68 kg, thường xuyên bị nặng ngực và bị tăng huyết áp (15,6). Trước tôi đã khám khoa tim mạch, các BS đều kết luận tôi bị thiếu máu cơ tim có cho toa uống Thu*c nhưng chứng nặng ngực và đau âm ỉ lồng ngực vẫn không giảm. Vậy tôi xin hỏi:
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY