Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Luộc măng tươi nhớ cho thêm một loại gia vị này vào nồi, vừa giúp măng ngọt hơn lại khử độc hiệu quả

Măng tươi mới hái sẽ có vị đắng và độc. Dưới đây là một số cách giúp bạn loại bỏ vị đắng và độc tố ở măng trước khi ăn để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Luộc măng tươi đúng cách

Bạn cho măng tươi đã bóc sạch vỏ bên ngoài vào nồi và luộc qua nhiều lần nước, sau mỗi lần luộc thì bạn lược bỏ nước rồi rửa sạch lại bằng nước mát. luộc đến khi nào thấy măng mềm thì bạn có thể vớt ra ngâm vào nước vo gạo khoảng 2 ngày (1 ngày thay nước vo gạo 2 lần) để loại bỏ hoàn toàn vị đắng nhé.

Bạn bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài, cắt thành từng khúc nhỏ rồi cho vào nồi nước, thêm một nắm lá rau ngót vào và bật bếp đun sôi. khi măng hơi chín mềm thì bạn tắt bếp và vớt măng ra, rửa sạch dưới nước mát nhiều lần, cho vào rổ để ráo bớt nước rồi mới chế biến như bình thường.

Măng tươi.

Bạn cũng bóc vỏ măng rồi rửa thật sạch, chuẩn bị thau nước lạnh và cho măng đã xé sợi hoặc thái lát mỏng vào, ngâm trong một đêm để loại vỏ vị đắng, độc tố có trong măng. sáng hôm sau, bạn chỉ cần vớt măng ra và xả sạch lại thêm lần nước nữa là có thể dùng ngay.

Nếu măng tươi quá đắng hoặc có nhiều độc tố thì bạn hãy luộc măng với nước vôi trong. bạn luộc qua vài lần nước cho đến khi thấy nước trong thì vớt măng ra rửa sạch và có thể chế biến rồi. khi luộc măng, bạn không nên đậy nắp để chất độc tố có thể bay hơi ra ngoài.

Bạn cũng có thể cho măng tươi để nguyên cho vào nồi lớn, cho ớt tươi, nước vo gạo vào luộc đến khi mềm thì tắt bếp. khi măng nguội hẳn thì vớt ra, lột vỏ và rửa sạch bằng nước lạnh. trong khi luộc nhớ mở nắp nồi để chất độc theo hơi nước thoát ra ngoài. nếu măng có mùi lạ, màu sắc bất thường thì không nên sử dụng.

Ngoài ra, bạn hãy chú ý đến những bước sau:

Ngâm măng

Bóc hết bẹ lá (vỏ măng), rửa sạch đất cát rồi tùy theo từng loại măng độc nhiều hay ít, măng thường hay măng đắng mà có cách xử lý khác nhau. có thể cắt thành lát mỏng hoặc xé nhỏ thành sợi đem ngâm vào nước sạch qua đêm cho bớt độc rồi rửa lại trước khi chế biến thành các món ăn.

Măng tươi nên để cả vỏ rồi xếp gọn vào trong nồi. cho thêm vài trái ớt đã bỏ hạt, cho nước gạo vào ngập gần hết măng. đun lửa vừa, khi thử thấy măng mềm thì tắt lửa. chờ măng nguội, vớt ra lột vỏ, rồi xả lại vài lần bằng nước sạch. măng sẽ không còn vị đắng, sau đó bạn có thể đem chế biến món ăn tùy thích.

Theo các chuyên gia, khi chế biến và ăn măng tươi người dùng cần lưu ý những điều sau đây:

- măng tươi có chứa độc tố nên tuyệt đối không ăn măng sống.

- khi luộc, nấu măng bạn nên mở nắp nồi để chất độc có thể bay hết ra ngoài, không ngấm vào măng gây hại cho sức khỏe .

- trước khi đem măng đi sấy hoặc phơi làm măng khô nên ngâm măng tươi trong nước muối.

- luộc măng cần luộc đi luộc lại khoảng 2-3 lần.

- những măng tre có màu trắng/vàng bất thường hoặc có mùi lạ (dấu hiệu của mùi lạ hoặc măng đã được ngâm hóa chất) thì nên loại bỏ và tuyệt đối không nên ăn.

Theo Khỏe và đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/luoc-mang-tuoi-nho-cho-them-mot-loai-gia-vi-nay-vao-noi-vua-giup-mang-ngot-hon-lai-khu-doc-hieu-qua-d361670.html

Theo Khỏe và đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/luoc-mang-tuoi-nho-cho-them-mot-loai-gia-vi-nay-vao-noi-vua-giup-mang-ngot-hon-lai-khu-doc-hieu-qua/20211227120759328)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Sự tiến bộ của y học hiện nay, cả tây y và đông y, có thể giúp các đôi vợ chồng tăng khả năng thụ thai.
  • Thay vì có chế độ ăn kiêng phù hợp với bệnh thì chị Hoài (Hà Nội) lại rất thích ăn rau dền, rau măng muối, măng tươi... Chính vì thế, bệnh sỏi thận của chị càng ngày càng nặng.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY