Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những món ăn thèm đến mấy người đau dạ dày cũng phải tránh cho xa

Có một số loại thực phẩm đại kỵ với người đang có vấn đề về dạ dày vì sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Một số người nghĩ rằng khi đau dạ dày chỉ cần uống sữa ấm thì sẽ khiến cho vùng bụng trở nên dễ chịu hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là cảm giác tạm thời. Sữa không thể làm giảm bớt các vấn đề về dạ dày, ngược lại sữa trong dạ dày có thể thúc đẩy một lượng lớn axit tiết ra nhiều hơn, điều này càng khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Đối với bệnh nhân bị loét dạ dày, uống sữa sẽ khiến cho cơn đau trở nên tồi tệ. Đặc biệt, bệnh nhân có vấn đề về dạ dày cấp tính không nên uống sữa vì nó có thể gây ra trình trạng đầy hơi và khiến dạ dày trở nên khó chịu hơn.

Tâm lý chung của nhiều người là cháo là thức ăn dễ tiêu, sẽ có lợi cho dạ dày. Trên thực tế điều này là sai. Vì cháo không cần phải nhai nhiều, nó chứa nhiều nước nên khi vào dạ dày thì sẽ làm diện tích mở rộng ra, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày.

Chuyên gia dinh dưỡng Jung Kim, Bệnh viện Đại học Pennsylvania ở Philadelphia, Mỹ, cho biết ăn cay có thể gây cảm giác buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Một số người nói rằng những thực phẩm cay như hành tây, gừng và tỏi có tác dụng diệt khuẩn, thúc đẩy lưu lượng máu đến niêm mạc dạ dày. Điều này chỉ đúng đối với những người đang có dạ dày bình thường, còn với người đang có niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương, thực phẩm này cực kỳ không tốt. Ảnh minh họa: Internet

Trái cây chua giàu tính axit như cam, chanh, bưởi, quýt, xoài, khế, nước uống có ga... có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, khó tiêu, kích thích đường ruột, dẫn đến đau bụng, nôn ọe.

Chuyên gia dinh dưỡng Jung Kim, Bệnh viện Đại học Pennsylvania ở Philadelphia, Mỹ, cho biết ăn cay có thể gây cảm giác buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Một số người nói rằng những thực phẩm cay như hành tây, gừng và tỏi có tác dụng diệt khuẩn, thúc đẩy lưu lượng máu đến niêm mạc dạ dày. Điều này chỉ đúng đối với những người đang có dạ dày bình thường, còn với người đang có niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương, thực phẩm này cực kỳ không tốt.

Đối với bệnh nhân bị loét dạ dày, uống sữa sẽ khiến cho cơn đau trở nên tồi tệ. Đặc biệt, bệnh nhân có vấn đề về dạ dày cấp tính không nên uống sữa vì nó có thể gây ra trình trạng đầy hơi và khiến dạ dày trở nên khó chịu hơn. Ảnh minh họa: Internet

Trong các thực phẩm như dưa, cà muối, mắm, cá khô... chứa nhiều muối cũng làm cho dạ dày “vất vả” hơn trong khâu xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư (chẳng hạn dưa muối chua có chứa nitric gây ung thư) nên bạn càng không nên ăn.

Do các loại đồ ăn này không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.

Sữa, kem, bơ, phô mai, thịt đỏ... giàu chất béo, dễ gây co thắt đường tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa và di chuyển thức ăn trong dạ dày gây táo bón. Chất béo cũng có thể làm tăng vận động của đường tiêu hóa, tiêu chảy. Chế phẩm từ sữa có chứa lactose, uống quá nhiều lactose khiến tiêu chảy trầm trọng hơn.

Trái cây chua giàu tính axit như cam, chanh, bưởi, quýt, xoài, khế, nước uống có ga... có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, khó tiêu, kích thích đường ruột, dẫn đến đau bụng, nôn ọe. Ảnh minh họa: Internet

Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng thịt sẽ khiến cho dạ dày khó tiêu hóa được, và tốt hơn là ăn chay để dễ tiêu hóa. Quan điểm này là sai. Protein trong thịt là một chất quan trọng để làm lành niêm mạc dạ dày, nhưng thức ăn chay không có lợi thế này. Ăn chay thường dẫn đến thiếu protein cơ thể, rất có hại cho dạ dày.

Vì mật ong có chứa các chất như amylase và sucrase, một số người cho rằng nó có tác dụng bảo vệ dạ dày. Thực tế, enzyme trong mật ong nhanh chóng không còn hoạt động dưới tác dụng của axit dạ dày và không có chức năng phân hủy. Hàm lượng đường cao trong mật ong chỉ khiến cho axit dạ dày tiết ra nhiều hơn, không có lợi trong việc làm giảm đau dạ dày.

Do các thực phẩm chiên nướng không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet

Rau củ quả nhiều chất xơ có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số loại chứa carbohydrate gây khó tiêu. Vì vậy với người đau dạ dày, chỉ nên ăn với khẩu phần nhỏ, không nên ăn quá nhiều.

Rượu, bia có cồn, không tốt cho niêm mạc dạ dày mà còn gây hại cho gan.

Cà phê có tính axit cao, có thể gây kích ứng thành bụng, đau bụng. Caffeine trong cà phê cũng có thể khiến dạ dày sản xuất axit quá mức, làm viêm loét dạ dày.

Hòa Thuận (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/nhung-mon-an-them-den-may-nguoi-dau-da-day-cung-phai-tranh-cho-xa-1527458.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY