Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những người có các bệnh lý này cần đặc biệt lưu ý trong mùa dịch COVID-19 để tránh hậu quả đáng tiếc

MangYTe – Theo nghiên cứu, trong số các nạn nhân Tu vong do COVID-19 ở Italy, gần một nửa mắc ít nhất 3 bệnh lý nền và khoảng 1/4 có một hoặc 2 bệnh lý trước đó; hơn 75% bị huyết áp cao, khoảng 35% bị tiểu đường và một 1/3 tổng số người ch*t bị bệnh tim.

Dịch COVID-19 đang lan rộng ra gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với chiều hướng diễn biến phức tạp, số ca Tu vong ngày càng gia tăng. Trong đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính… có nguy cơ mắc bệnh và Tu vong cao hơn so với các đối tượng khác.

Cụ thể, theo một nghiên cứu được công bố trên Lancet (tạp chí Y khoa danh tiếng thế giới), các nhà nghiên cứu đã xem xét 99 trường hợp mắc SARS-COV-2 sớm nhất, trong đó, một nửa trong số họ mắc các bệnh mãn tính tiềm ẩn (tim mạch, tăng huyết áp, mạch máu não) trước khi nhiễm bệnh do chủng mới của virus corona.

Người mắc các bệnh lý nền mãn tính rất dễ gặp biến chứng nặng khi mắc COVID-19. Ảnh TL

Tương tự, nghiên cứu của cơ quan y tế quốc gia Italy cũng chỉ ra rằng, hơn 99% trường hợp Tu vong vì COVID-19 tại nước này đã mắc các bệnh lý nền mãn tính. Gần một nửa số nạn nhân bị ít nhất ba bệnh lý nền và khoảng 1/4 có một hoặc hai bệnh lý trước đó; hơn 75% bị huyết áp cao, khoảng 35% bị tiểu đường và một 1/3 tổng số người ch*t bị bệnh tim.

Đây là hồi chuông cảnh báo đối với nhóm người có sẵn các bệnh lý nền mãn tính cần đặc biệt chú ý hơn trong việc dự phòng nguy cơ mắc COVID-19 để tránh hậu quả đáng tiếc.

Theo đó, người mắc bệnh lý nền dưới đây cần có những lưu ý cụ thể như sau:

1. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Theo các chuyên gia, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần đặc biệt thận trọng với COVID-19 vì nếu chẳng may mắc bệnh, biến chứng viêm phổi, nhiễm khuẩn đường hô hấp hoàn toàn có thể khiến người bệnh Tu vong.

Do đó, để hạn chế bệnh tiến triển nặng cũng như phòng ngừa nguy cơ mắc COVID-19, người mắc phổi tắc nghẽn mãn tính cần thực hiện cai Thu*c lá hoặc hạn chế tối đa hít phải khói Thu*c lá. Đây là việc vô cùng quan trọng để tránh phổi bị tổn thương nhiều hơn, dễ bị các tác nhân bên ngoài tấn công hơn.

Bên cạnh đó, tuân thủ việc rửa tay bằng nước sạch và xà phòng, đeo khẩu trang, tránh xa nơi đông người. Đặc biệt, các chuyên gia khuyên rằng, những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên có đủ tất cả các loại Thu*c cần thiết trong ít nhất 30 ngày để dự phòng mọi nguy cơ có thể xảy ra.

2. Người có bệnh tim mạch và tăng huyết áp

Những người mắc bệnh tim có xu hướng mắc các bệnh tiềm ẩn khác như tăng huyết áp, tăng cholesterol, bệnh phổi nhiều hơn. Những căn bệnh này làm suy yếu hệ thống miễn dịch chống lại các virus gây bệnh. Theo các nhà khoa học, tình trạng sốt, viêm phổi có liên quan đến COVID-19 gây áp lực căng thẳng cho tim.

Trong khi đó, tăng huyết áp vốn được coi là "kẻ Gi*t người thầm lặng" với mức độ nguy hiểm luôn rình rập người bệnh. Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM), khi người bệnh nhiễm SARS-CoV-2 gây COVID-19 mà có bệnh lý kèm theo là tăng huyết áp thì nguy cơ bệnh diễn biến xấu, Tu vong là có thể. Hay nói cách khác, tăng huyết áp là yếu tố làm tăng nguy cơ Tu vong ở bệnh nhân mắc COVID-19.

Để phòng ngừa COVID-19, các chuyên gia khuyên người có bệnh tim mạch, người bị tăng huyết áp ngoài tuân thủ các khuyến cáo phòng bệnh của Bộ Y tế, nên tập thể dục thường xuyên, tránh xa nơi đông người và chế độ ăn uống lành mạnh để giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, chống lại nguy cơ mắc bệnh.

3. Bệnh đái tháo đường

Những người có bệnh lý nền cần tuân thủ uống Thu*c điều trị và thực hiện dự phòng COVID-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Ảnh minh họa

Theo Tổ chức Đái tháo đường quốc tế, những người mắc bệnh đái tháo đường, hệ thống miễn dịch bị tổn hại, cơ thể khó khăn hơn để chống lại COVID-19. Virus cũng có thể phát triển mạnh khi mức đường huyết cao. Nếu một người mắc bệnh đái tháo đường, khi nhiễm virus, có thể làm tăng lượng đường trong máu, điều này cũng có thể dẫn đến các biến chứng, thậm chí Tu vong.

Vì vậy, Tổ chức Đái tháo đường quốc tế khuyến cáo, những người mắc bệnh đái tháo đường nên thực hiện rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch; tránh chạm vào mặt càng nhiều càng tốt; làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào và tránh tiếp xúc gần với những người đang có triệu chứng sốt, ho, hắt hơi.

Cùng với đó, thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu, đảm bảo có đủ Thu*c để dự phòng; hạn chế đến nơi đông người khi không có việc cần thiết.

4. Người bị suy giảm hệ thống miễn dịch

Nghiên cứu của các nhà khoa học chứng minh rằng, COVID-19 khi vào cơ thể có diễn biến nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào khả năng miễn dịch của từng đối tượng cụ thể. Nếu người có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch yếu hay mắc kèm những bệnh mãn tính khác thì sẽ dễ nhiễm virus và có diễn tiến tăng nặng, từ đó người bệnh có thể gặp biến chứng nguy hiểm hơn so với những người có hệ miễn dịch tốt.

Do vậy, với những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch, việc tăng cường các chất dinh dưỡng, nâng cao miễn dịch cho cơ thể là vô cùng cần thiết. Theo đó, cần bổ sung đa dạng các vitamin, rau xanh, đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, kết hợp uống nhiều nước mỗi ngày.

Bên cạnh đó, có thể sử dụng các thực phẩm giúp nâng cao hệ miễn dịch. Tuân thủ lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần lạc quan để phòng ngừa bệnh tật.

Mai Khôi

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/nhung-nguoi-co-cac-benh-ly-nay-can-dac-biet-luu-y-trong-mua-dich-covid-19-de-tranh-hau-qua-dang-tiec-20200324163630411.htm)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte ơi, Xin cho tôi hỏi Tết nguyên đán có bệnh viện nào nhận khám chữa bệnh không? Mong Mangyte giới thiệu giúp tôi. Cảm ơn rất nhiều. (Đài Trang - Tây Ninh) BS ơi, sức khỏe bà tôi dạo này không được tốt, thường xuyên nhập viện cấp cứu. Đợt này nghỉ Tết tôi lo lắm, không biết có còn bệnh viện nào làm việc không? Xin Mangyte tư vấn một vài số điện thoại cấp cứu để gọi khi cần. Chân thành cảm ơn. (Hoàng Mai - Quận 6,TPHCM)
  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY