Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những rau củ nấu chín là vứt đi, ăn sống mới giữ nguyên chất bổ

Không phải loại rau củ nào cũng cần thiết phải nấu chín. Có một số loại nếu như bạn đem nấu sẽ làm biến mất đi các loại vitamin và dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

4 nhóm người tuyệt đối đừng đụng đũa ăn cháo lòng, lòng lợn

Những 'đại kỵ' khi tắm, cần biết mà tránh để khỏi tổn thọ

Uống kiểu này nước ép hoa quả có thể thành 'độc dược'

Chủ quan bệnh rối loạn mỡ máu và biến chứng nguy hiểm ập đến lúc nào không hayChủ quan bệnh rối loạn mỡ máu và biến chứng nguy hiểm ập đến lúc nào không hayTin tài trợ

Khổ sở vì MÉO MIỆNG, MẮT LỚN MẮT NHỎ sau TAI BIẾN - Xem ngay cách cải thiện của ông Tám!Khổ sở vì MÉO MIỆNG, MẮT LỚN MẮT NHỎ sau TAI BIẾN - Xem ngay cách cải thiện của ông Tám!Tin tài trợ

Trong bắp cải có chứa hàm lượng vitamin A, chất xơ cao. Nếu bạn thường xuyên ăn bắp cải sống có thể giúp bảo vệ mắt, làm đẹp da.

Tuy nhiên không nên nấu chín bắp cải ở nhiệt độ cao, vì như vậy sẽ làm bay hơi lượng lớn các chất có trong bắp cải cũng như ăn vào không còn tác dụng nhiều.

Bạn có thể làm salad bắp cải trộn để ăn nhưng nhớ phải rửa kĩ trước khi dùng.

Mặc dù mọi người thường được khuyến khích ăn bông cải xanh ngay từ khi còn nhỏ, nhưng bạn có thể không được biết rằng ăn sống tốt hơn nấu chín.

Bông cải xanh có chứa một lượng lớn hợp chất chống oxy hóa gọi là sulforaphane giúp ngăn ngừa ung thư, tiểu đường loại 2, bệnh tim, chứng viêm, trầm cảm và các tình trạng sức khỏe có hại.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2008 cho thấy rằng cơ thể hấp thụ sulforaphane nhanh hơn khi chúng ta ăn bông cải xanh sống thay vì nấu chín. Trong khi đó, việc nấu rau theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cho vào lò vi sóng, luộc và xào sẽ làm giảm mức độ vitamin C có trong nó.

Nếu không thể ăn bông cải xanh khi còn sống, bạn có thể sử dụng bằng cách hấp. Cách nấu này ít ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng nhất.

Hành tây có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm một số lợi ích chống ung thư chính, nhờ vào nồng độ cao của quercetin flavonoid. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, khi được ăn sống, hành tây sẽ phát huy tối đa đặc tính chống ung thư của nó.

Việc ăn chín thông qua các cách chế biến khác nhau sẽ làm giảm lợi ích của các chất phytochemical trong hành tây có tác dụng chống lại bệnh ung thư.

Hơn nữa, hành tây thuộc họ rau allium, chúng có chứa các chất chống kết tập tiểu cầu có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Rau mầm vốn có tác dụng rất tốt đến sức khỏe và chúng ta chỉ nên ăn sống mà không cần phải nấu chín. Vì bản thân rau mầm có chứa nhiều khoáng chất, chất xơ, vitamin cần thiết, nếu nấu chín những chất này sẽ thất thoát đi rất nhiều và bạn ăn vào không còn tác dụng gì nhiều.

Lượng chất xơ cực kỳ dồi dào trong cần tây. Không chỉ vậy, lượng kali, vitamin B2 cực kì cần thiết và tốt cho hệ tiêu hóa, giúp chữa chứng loét miệng hiệu quả. Khi nấu chín cần tây, những chất này sẽ dần mất đi trong quá trình nung ở nhiệt độ cao và mất tác dụng vốn có của chúng.

Cách tốt nhất là nên ăn sống cần tây bằng cách làm salad hoặc ép lấy nước uống, ăn không, có thể làm thành món gỏi.

Dưa leo luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong công tác đẹp cũng như giảm cân của nhiều người. Dưa leo cực kì tốt khi ăn sống vì chứa hỗn hợp vitamin C, vitamin B, các chất khoáng chất khác nhau. Ngay cả vỏ dưa cũng giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Nhưng khi nấu chín dưa leo, các chất này sẽ bay hơi và vitamin bị phá hủy trước khi bạn ăn, nên chúng cũng không có tác dụng gì nhiều.

Để đảm bảo có thể thưởng thức trọn vẹn nguồn dinh dưỡng từ dưa leo, bạn nên ăn sống và không nấu chín ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, trước khi ăn sống bạn nên ngâm nước muối và rửa thật sạch trước khi dùng.

Giống như hành, tỏi là một loại rau thuộc nhóm allium cũng có chất chống kết tập tiểu cầu, và điều này cũng có nghĩa là đặc tính chống lại bệnh tim mạch của nó cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí hóa học nông nghiệp và thực phẩm cho thấy rằng đun nóng tỏi ở 392 độ C trong sáu phút đã ngăn chặn hoàn toàn hoạt động chống kết tập tiểu cầu trong tỏi chưa nghiền và làm giảm đáng kể nó ở tỏi nghiền.

Trong số những lợi ích sức khỏe bất ngờ khác khi sử dụng tỏi sống là tính kháng khuẩn. Trong khi đó, các nghiên cứu cho thấy ,đun sôi tỏi trong 20 phút đã triệt tiêu hoàn toàn hoạt tính kháng khuẩn, và chỉ một phút nhiệt vi sóng đã phá hủy 100% khả năng chống ung thư của tỏi.

Giã nát tỏi và để yên 10 phút trước khi đun nóng sẽ khôi phục một phần khả năng chống ung thư, nhưng tỏi nấu chín vẫn ít hơn tỏi sống 30%.

Ớt xào là một món ăn nhanh chóng, dễ dàng cho bất kỳ bữa ăn nào, nhưng bạn có thể chỉ muốn ăn sống chúng để có được những lợi ích tốt nhất.

Trong số các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ớt chuông đỏ là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Chúng chứa gần gấp ba lần lượng vitamin C của một quả cam và nhiệt có thể phá hủy chất dinh dưỡng thiết yếu này.

Nhưng đó không phải là tất cả. Nghiên cứu cho thấy ớt chuông đỏ cũng có nhiều chất chống oxy hóa hơn bất kỳ loại ớt chuông nào khác, mang lại cho chúng sức mạnh siêu việt trong việc bảo vệ chống lại các loại oxy hóa gây hại cho tế bào dẫn đến ung thư, tiểu đường, Alzheimer và các bệnh khác.

Là một loại rau thuộc họ cải, cải xoăn có chứa các hợp chất gọi là glucosinolate và khi tiếp xúc với enzyme myrosinase, chúng sẽ biến thành một hợp chất chống lại bệnh tật khác.

Nhưng nghiên cứu được công bố vào năm 2016 cho thấy nhiệt làm mất hoạt tính của myrosinase. Vì vậy, cải xoăn nấu chín không có các đặc tính chống lại bệnh tật như món salad cải xoăn sống.

Điều này có thể gây ngạc nhiên cho một số người, nhưng bạn có thể ăn củ cải đường sống. Trên thực tế, việc ăn sống thực sự tốt cho cơ thể hơn một chút. Củ cải đường chứa nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh, như năm loại vitamin thiết yếu, canxi, sắt, kali và protein.

Ngoài ra, chúng còn chứa hàm lượng cao chất xơ và folate, một dạng vitamin B9. Tuy nhiên, củ cải đường nấu chín sẽ mất 25% folate cũng như các vitamin và khoáng chất khác. Bạn sử dụng nó lên món salad để có màu sắc nổi bật hoặc tạo món salad củ cải sống của riêng bạn với các loại rau sống hoặc trái cây họ cam quýt khác.

Dứa thêm vào các món nấu có thể là một bổ sung hấp dẫn, nhưng nấu loại trái cây nhiệt đới ngọt ngào và thơm này có thể làm mất đi những lợi ích sức khỏe quan trọng của chúng.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nước ép dứa tươi có hiệu quả hơn trong việc giảm viêm và ung thư ruột kết. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này là do lượng enzyme bromelain trong nước trái cây tươi cao, giúp giảm sưng tấy.

4 nhóm người tuyệt đối không nên ăn lòng lợn

Cháo lòng, lòng lợn vốn là món ăn được khá nhiều người ưa thích. Tuy nhiên đây không phải là món ăn 'vô hại' đối với tất cả mọi người, bởi món ăn này có 'đại kỵ' mà không phải ai cũng biết.

Uống kiểu này nước ép hoa quả có thể thành 'độc dược'

Nước ép trái cây có lợi cho sức khỏe vì chúng giàu chất xơ và chứa tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu. Thế nhưng, nếu uống nước ép trái cây theo cách này sẽ gây hại khó lường cho sức khỏe.

Những 'đại kỵ' khi tắm, cần biết mà tránh để khỏi tổn thọ

Tắm là việc làm thường xuyên hàng ngày của mỗi người, tắm đúng cách còn thúc đầy tuần hoàn máu, giúp cơ thể khỏe mạnh. Thế nhưng khi tắm cũng có những điều hết sức đặc biệt bạn nên chú ý để tránh kẻo gây hại cho sức khỏe, thậm chí có thể khiến bị đột tử.

COVID-19 'diễn biến căng' ở ASEAN, Việt Nam thử nghiệm vắc xin trên 60 tình nguyện viên

Trong 24h qua, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 7.524 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước. Tại Việt Nam, ngay trong tháng 11 hoặc chậm nhất đến tháng 12 sẽ tiêm thử nghiệm vắc xin COVID-19 trên 60 người tình nguyện.

Thuận Phương (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/nhung-rau-cu-nau-chin-la-vut-di-an-song-moi-giu-nguyen-chat-bo-1749022.tpo)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY