Vitamin d là một loại vitamin tan trong chất béo, rất quan trọng đối với các chức năng sinh học của cơ thể. vitamin d giúp cơ thể hấp thụ các khoáng chất cần thiết như canxi, phốt pho và magiê.
Vitamin d được sản xuất bởi da khi nó tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. nếu vitamin d được tổng hợp bởi cơ thể trong những điều kiện hạn chế, thì có khả năng nó bị thiếu hụt trong cơ thể. bởi nhiều người ở những nơi ít ánh sáng mặt trời, cũng có khi tính chất công việc và lối sống của con người không cho phép họ tiếp xúc nhiều với với ánh sáng mặt trời. điều này dẫn tới thiếu hụt vitamin d ở con người.
Vì vitamin d hỗ trợ quá trình hấp thụ một số khoáng chất ở ruột, nên sự thiếu hụt vitamin này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các cơ quan tương ứng trong cơ thể vốn chủ yếu phụ thuộc vào các khoáng chất đó. chẳng hạn như canxi tăng cường sức mạnh của xương, vì thế khi cơ thể bạn không có đủ vitamin d, có thể dẫn đến loãng xương.
Ở trẻ em, thiếu vitamin d có thể dẫn đến còi xương, khiến trẻ phát triển xương mềm, làm biến dạng cấu trúc xương ở trẻ.
Ở người lớn, có thể dẫn đến một tình trạng gọi là nhuyễn xương, trong đó xương bị mềm. Tình trạng này khác với chứng loãng xương; trong bệnh loãng xương, xương trở nên xốp và giòn.
Các triệu chứng phổ biến liên quan đến thiếu vitamin d là mệt mỏi, đau các vùng khớp, yếu cơ, thay đổi tâm trạng. thiếu vitamin d cũng dẫn đến đau đầu.
Vì không có triệu chứng rõ ràng về vitamin d nên sự thiếu hụt vitamin d thường không được chú ý. do đó, mọi người không nhận ra rằng họ đang thiếu vitamin thiết yếu này, cho đến khi quá muộn.
Vì vậy, bạn nên làm xét nghiệm máu để kiểm tra lượng vitamin d nếu bạn cảm thấy không tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời.
Ngoài những vấn đề đã đề cập ở trên, vitamin d có liên quan rất lớn đến sức khỏe não bộ. sự đóng góp của nó vào hoạt động của não là tăng cường chức năng nhận thức. do đó, khi thiếu vitamin d về mặt lâm sàng có liên quan đến các bệnh thần kinh và rối loạn tâm thần kinh, suy giảm nhận thức và các bệnh thoái hóa thần kinh.
Các nghiên cứu đã xác nhận chức năng của vitamin d như một tế bào thần kinh, rất quan trọng đối với hoạt động bình thường của não. vitamin này ở mức độ thấp có thể dẫn đến các tình trạng thoái hóa thần kinh như bệnh đa xơ cứng, bệnh alzheimer, bệnh parkinsons và rối loạn nhận thức thần kinh.
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối liên quan giữa vitamin d với chứng trầm cảm. một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí nghiên cứu bệnh tiểu đường đã phát hiện ra rằng việc bổ sung vitamin d thực sự đã cải thiện tâm trạng ở những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Mặc dù có rất nhiều loại thuốc và chất bổ sung, nhưng vẫn có một số người có nguy cơ thiếu vitamin d cao hơn, gồm:
những người có vấn đề về ruột như viêm loét đại tràng, bệnh crohn (là một bệnh viêm ruột xuyên thành mạn tính, thường ảnh hưởng đến hồi tràng và đại tràng nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của đường tiêu hoá). những người béo phì có xu hướng có lượng vitamin d trong máu thấp hơn. những người đã phẫu thuật cắt bỏ dạ dày mà phần trên của ruột non bị cắt bỏ gần hết sẽ khó hấp thụ vitamin d. những người không dung nạp lactose cũng có thể bị thiếu hụt vitamin này. tương tự là trường hợp của những người ăn chay trường.
Các tình trạng y tế như xơ nang, bệnh celiac có thể ngăn ruột hấp thụ vitamin D, ngay cả khi bạn dùng thuốc bổ sung.
Bệnh thận và bệnh gan cũng có thể cản trở khả năng cơ thể xử lý vitamin d để sử dụng sinh học. enzyme 25-hydroxylase từ gan và 1-alpha-hydroxylase từ thận điều chỉnh quá trình chuyển đổi vitamin d thành dạng có thể được cơ thể con người sử dụng, khi thiếu các enzym này sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng vitamin trong cơ thể.
Với người lớn nên có 10-20 microgam vitamin d mỗi ngày, với trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già có thể cần nhiều hơn.
Lượng vitamin d mỗi người cần rất khác nhau tùy thuộc vào một số yếu tố sinh học và bên ngoài. nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết liều lượng chính xác.
Chủ đề liên quan:
vitamin d