Làm cha mẹ, ai mà lại chẳng lo lắng cho con: Lo con đi ra ngoài đường có an toàn không; lo con vụng về không biết làm gì; lo con bị bạn bè bắt nạt...
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, những đứa trẻ được cha mẹ bảo bọc quá mức đến nỗi bố mẹ tự quyết định cuộc sống của con khi lớn lên sẽ không khác gì "gà công nghiệp". Con sẽ ngơ ngác khi bước vào đời, loay hoay mỗi khi phải đưa ra quyết định và trong thâm tâm con cũng không biết mình phải làm gì với cuộc đời này nữa.
Việc làm này của bố mẹ không mang ý nghĩa của sự gọn gàng mà nó chỉ đại diện cho tính cách của "cha mẹ hoàn hảo" của bố mẹ. Vì hành động và suy nghĩ của bạn chỉ tập trung vào thái độ của mọi người - bạn muốn họ thấy rằng bạn đã làm rất tốt trong việc chăm sóc con. Mọi người khen ngợi, bạn hạnh phúc, nhưng nếu họ không nói gì, bạn tự cảm thấy mình thất bại.
Và lúc này, sĩ diện của bố mẹ đang được đặt phía trên cảm xúc của con. Vì chưa chắc con đã đang vui khi mặc bộ quần áo mà bố mẹ chọn, hay hạnh phúc khi nghe những lời khen của khách. Điều này sẽ khiến trẻ hiểu rằng có những chuyện dù mình không thích, nhưng vì không muốn người khác đánh giá thấp, nên phải gồng mình sống cho vừa lòng người ta.
Thường thì bố mẹ hay có suy nghĩ nếu những đứa trẻ khác có thể làm được thì con mình cũng sẽ làm được. Song bạn lại quên mất rằng mỗi người đều có những khả năng và mong muốn khác nhau. Vậy nên, khi con không làm được như bố mẹ mong đợi thì bạn bắt đầu trách móc trẻ hoặc bản thân mình.
Theo các nhà tâm lý học, hành vi này của bố mẹ sẽ khiến trẻ ngày càng tự ti về bản thân mình. Tốt nhất, bố mẹ nên dạy con rằng mỗi người đều có một năng khiếu khác nhau và người biết nhiều thứ chưa chắc đã là người hạnh phúc.
Bố mẹ thường lo con rảnh rỗi quá sẽ sinh nông nổi, dễ sa đà vào mấy chuyện không hay. Do đó, bạn quyết định phải luôn làm cho con bận rộn bằng cách tạo cho con rất nhiều việc phải làm. Chẳng hạn như cho con tham gia nhiều khóa học thêm, làm nhiều bài tập, dọn dẹp nhà cửa… Và bố mẹ hoàn toàn hài lòng khi con không còn thời gian trống để dành cho những sở thích riêng.
Đây là một cách tước đoạt quyền tự do của con một cách gián tiếp. Những đứa trẻ này khi lớn lên sẽ không biết sắp xếp công việc cũng như không biết phải làm gì với cuộc sống của mình.
Ngay cả khi con đã lớn, bố mẹ vẫn can thiệp vào việc con đi đâu, làm gì cùng các bạn, thậm chí là xin số điện thoại và địa chỉ nhà các bạn của con. Đây là một sai lầm mà bố mẹ không nên mắc phải. Bởi hành vi này sẽ khiến con cảm thấy mình bị mất tự do, đôi lúc còn dẫn đến việc con bị bắt nạt ở trường do dám tiết lộ thông tin của các bạn cho bố mẹ.
Bố mẹ đã bao giờ cấm con không được chơi dao chơi kéo, không được đu xích đu quá cao chưa? Hay bạn đã bao giờ từ chối không cho con tham gia các môn thể thao có tính chất nguy hiểm chưa? Chắc chắn ông bố bà mẹ nào cũng lo cho sự an toàn của con. Tuy nhiên, bố mẹ không nên ngăn cản mọi trải nghiệm của con, và đôi khi sự thất bại lại khiến con trưởng thành hơn rất nhiều.
Mạng xã hội được ví như một con dao hai lưỡi, nó có thể giúp con kết nối được với nhiều kiến thức và bạn bè tốt, nhưng cũng dễ khiến con rơi vào sa ngã. Song, điều quan trọng là bố mẹ nên dạy con cách ứng xử trên mạng xã hội hơn là kiểm soát tài khoản của con.
Nói tóm lại, làm cha mẹ là một công việc rất khó khăn, và mọi suy nghĩ, thái độ của bố mẹ đều ảnh hưởng đến tâm lý của con. Nếu bố mẹ luôn sống trong sự lo lắng thì con sẽ luôn ở trong tâm trạng sợ hãi khi lớn lên. Những vấn đề tâm lý như thế này sẽ ngăn cản sự thành công hạnh phúc đến với con.
Thế nên, tốt hơn hết bố mẹ hãy là người đứng phía sau hỗ trợ con, và hãy để con tự đưa ra quyết định những gì liên quan đến cuộc sống của mình. Hãy để con được trải nghiệm để con biết rằng thế giới này rất thú vị và là một nơi tuyệt vời để khám phá.