Trong nghề y chúng ta từng chứng kiến sai lầm của đồng nghiệp và dĩ nhiên là cũng có đồng nghiệp chứng kiến sai lầm của chúng ta.
Trong nghề y chúng ta từng chứng kiến sai lầm của đồng nghiệp và dĩ nhiên là cũng có đồng nghiệp chứng kiến sai lầm của chúng ta. Từ ngàn xưa, sai lầm là một bản tính của con người, không sai lầm thì không phải là người, dù là người giỏi tới đâu chăng nữa.
Ở các nước phát triển với nền y học phát triển cũng vậy, người ta cũng chứng kiến hàng loạt sai lầm y khoa, các tai biến không mong muốn. Mổ lộn bên, bỏ sót gạc hay sót dụng cụ phẫu thuật trong người bệnh nhân... là những tai biến, sai lầm thường hay gặp. Tuy nhiên, ở những nước phát triển thì người ta có nhiều cách, có nhiều phương tiện để hạn chế nó, để tỷ lệ xảy ra nếu có ở mức thấp nhất.
Điều đáng nói là, chúng ta là thầy Thu*c, nếu thấy tai biến, biến chứng hay nói chung là chứng kiến một sai lầm nào đó của
đồng nghiệp thì chúng ta nên phản ứng như thế nào?
Dĩ nhiên, ai cũng chấp nhận một nguyên tắc là, hãy hết sức thông cảm cho
đồng nghiệp của mình, vì sai lầm là bản tính của con người như đã nói ở trên. Và, hãy giữ bí mật cho
đồng nghiệp vì tới ngày nào đó khi ta có sai lầm tương tự thì
đồng nghiệp cũng sẽ giữ bí mật cho chúng ta, đời có qua có lại mà.
Có người nói không, dứt khoát không. Hãy nói ra những vấn đề đó để mà học hỏi. Gọi người
đồng nghiệp đó ra nói chuyện riêng được không? Nếu người
đồng nghiệp đó là một bác sĩ đàn anh hay thầy thì làm sao được? Hay đưa vấn đề này ra khoa, có được không? Và khi đưa ra khoa thì thành phần tham dự nên là những ai, nên có hộ lý tham dự không... Hay nói vấn đề này ở phạm vi bệnh viện, ở buổi sinh hoạt chuyên môn, hay hội nghị khoa học... Nói chung, một khi đã quyết định nêu vấn đề này thì nên nêu ở đâu, mức độ lan tỏa thông tin tới cỡ nào thì hợp lẽ, hợp đạo đức?
Nói hay không nói là cả một vấn đề. Và nói ở đâu, lan tỏa tới ai là một vấn đề khác nữa.
Tuy nhiên, một vấn đề lớn hơn là chúng ta có nên thông báo sự việc cho bệnh nhân và cho người nhà bệnh nhân biết tất tần tật những gì đang xảy ra hay không? Nếu có thì hậu quả như thế nào và có hợp với đạo đức hay không? Còn nếu chọn thái độ giữ bí mật với người nhà bệnh nhân cũng như bệnh nhân thì thái độ đó có đạo đức hay đúng đắn hay không?
Có nên báo cho báo chí hay các phương tiện thông tin đại chúng biết hay không?
Vì vậy, đây là vấn đề luôn luôn khó và vô cùng tế nhị khi phải thực hành nghề nghiệp hàng ngày. Có một quy tắc ứng xử chi tiết về vấn đề này trong thời buổi hiện nay là cần thiết nhằm tránh khả năng đổ vỡ các mối quan hệ vì hành xử không đúng.
BS. Phan Văn Hoàng
Bài viết, ý kiến đóng góp cho diễn đàn “Tai biến y khoa” xin gửi về banthukysk@gmail.com, bandientuskds@gmail.com. Tòa soạn tôn trọng các quan điểm khác nhau, các ý kiến phản biện của tác giả trên cơ sở khách quan, trung thực và khoa học. Các bài viết đăng trên diễn đàn này thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
SK&ÐS