Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những sai lầm cực kỳ nguy hiểm khi ăn bí đỏ, ai cũng có thể mắc phải

Một thức quả lành, bổ dưỡng và dễ ăn như bí đỏ cũng có thể trở thành món ăn gây hại cho sức khỏe, nếu người dùng không biết cách sử dụng.

Một thức quả lành, bổ dưỡng và dễ ăn như bí đỏ cũng có thể trở thành món ăn gây hại cho sức khỏe, nếu người dùng không biết cách sử dụng.

Trong số các loại quả, bí đỏ là 'nhà vô địch' về hàm lượng sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các axít hữu cơ. Nghiên cứu gần đây cho thấy, chất kẽm có trong bí đỏ trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng của hồng cầu; chất sắt lại là nguyên tố vi lượng cơ bản giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể.

Những sai lầm cực kỳ nguy hiểm khi ăn bí đỏ, ai cũng có thể mắc phải - Ảnh 1

Bí đỏ có rất nhiều chất dinh dưỡng. Ảnh minh họa

Bí đỏ còn có nhiều nguyên tố vi lượng và các axit amin như: Alanine, valin, leucin, cystin, lysin… trong 100g bí đỏ có 0,9g protein, 5 – 6g gluxit, ngoài ra còn có nhiều vitamin như B1, B2, PP, B6, đặc biệt có 400g vitamin B5 và có cả các axit béo quý như linoleic, linolenic, 28 mg beta – caroten.

Theo các nhà nghiên cứu, bí đỏ, với giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho điều trị cao huyết áp, đái tháo đường, đau thần kinh liên sườn, suy chức năng gan, thận, áp xe phổi… Còn theo y học cổ truyền, bí đỏ có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ vị, tiêu đàm, chỉ thống (giảm đau), giải độc, sát trùng..

Ăn bí đỏ còn giúp sáng mắt, làm chậm sự suy giảm chức năng giảm chức năng võng mạc ở những người bị viêm võng mạc sắc tố - là một bệnh thoái hóa mắt có thể dẫn đến mù lòa. Bên cạnh các lợi ích thường thấy, vitamin A cũng hỗ trợ hình thành và duy trì làn da, răng và xương khỏe mạnh.

Tuy nhiên, nếu lạm dụng, bí đỏ sẽ gây tác dụng phụ nặng nề lên cơ thể con người.

Gây vàng bàn tay, bàn chân

Những sai lầm cực kỳ nguy hiểm khi ăn bí đỏ, ai cũng có thể mắc phải - Ảnh 2

Mặc dù là thực phẩm tốt, nhiều dinh dưỡng, thế nhưng nếu ăn quá nhiều, liên tiếp sẽ có kết quả ngược lại. Các nhà dinh dưỡng khuyên bạn không nên ăn bí đỏ quá 2 bữa/tuần.

Nguyên do là trong bí đỏ chứa rất nhiều tiền chất của vitamin A, nếu bạn ăn nhiều, chất này không kịp tiêu hoá, sẽ dự trữ ở gan và dưới da. Do đó, sẽ khiến cho chóp mũi lòng bàn tay, bàn chân dễ có màu vàng.

Ăn bí đỏ đã già và để lâu dễ lên men

Những sai lầm cực kỳ nguy hiểm khi ăn bí đỏ, ai cũng có thể mắc phải - Ảnh 3

Bí đỏ quá già dễ lên men, biến chất gây nguy hại sức khỏe. Ảnh minh họa

Bí đỏ chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, nếu lưu trữ trong thời gian dài dễ khiến bên trong bí đỏ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men, và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Ăn bí đỏ khi bị rối loạn tiêu hóa

Một lưu ý nữa cho bạn đó là người bị rối loạn tiêu hóa hạn chế ăn bí đỏ vì hàm lượng chất xơ trong bí đỏ quá cao, không tốt cho tình trạng bệnh.

Những sai lầm cực kỳ nguy hiểm khi ăn bí đỏ, ai cũng có thể mắc phải - Ảnh 4

Không nên ăn quá 2 bữa bí đỏ mỗi tuần. Ảnh minh họa

Bảo quản trong tủ lạnh gây ngả màu mất an toàn

Không bảo quản bí đỏ đã nấu trong tủ lạnh, tuyệt đối không bảo quản ở ngăn đá, vì nếu để lạnh bí đỏ sẽ ngả sang màu nâu vàng, không an toàn khi ăn.

Minh Khôi (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Đời sống pháp luật (https://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/nhung-sai-lam-cuc-ky-nguy-hiem-khi-an-bi-do-ai-cung-co-the-mac-phai-a323035.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Sau khi ăn no nếu lao động nặng, lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa có thể bị đẩy xuống phía dưới, làm dạ dày phải căng ra và lâu dần bị sa dạ dày.
  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Mangyte ơi, Tôi muốn đến khám bệnh tại BV Tai Mũi Họng TPHCM nhưng nhà ở xa và công việc bận rộn, không có thời gian để chờ khám. Có cách nào đặt lịch hẹn khám bệnh với bác sĩ trước không thưa Mangyte? Kính mong Mangyte giúp đỡ tôi. Chân thành cảm ơn quý báo. (Kiều Trang - Củ Chi, TPHCM)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
  • Theo Đông y, các món ăn lấy bí đỏ làm nguyên liệu giúp làm dịu cơn nhức đầu, tăng cường trí nhớ, giúp xương cốt chắc khỏe Không chỉ có mặt trong các thực đơn ở gia đình, nhà hàng, bí đỏ còn được dùng như một loại mỹ phẩm giúp đẹp da, chống lão hóa, đồng thời là “dược liệu” giúp phòng trị một số bệnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY