Cây thuốc quanh ta hôm nay

Những sản phẩm dùng lạc tiên và thực trạng Dược liệu từ cây Lạc Tiên tại Việt Nam

Cây lạc tiên là một loại dược liệu được dùng trong sản xuất đông dược và tân dược. Đây là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, thường gặp ở các bãi hoang, bờ bụi.

Vị Thu*c từ cây lạc tiên

Cây lạc tiên là một loại dược liệu được dùng trong sản xuất đông dược và tân dược. Đây là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, thường gặp ở các bãi hoang, bờ bụi.

Cây còn có nhiều tên gọi: cây lạc, cây lồng đèn, hồng tiên, mắc mát, long châu quả...

Tên khoa học là passiflora foetida L thuộc họ lạc tiên passifloraceae.

Chưa có cuộc điều tra nào xác định xem ở nước ta có bao nhiêu loài lạc tiên trong khi trên thế giới có khoảng 620 loài, được phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, phong phú nhất là vùng rừng rậm nhiệt đới Amazon (Nam Mỹ), riêng vùng thuộc Brazil có hơn 200 loài.

Có tài liệu nói ở Việt Nam hay gặp hai loài, dây leo, thân mềm, lá mọc so le, hình tim, mép lượn sóng xẻ thành 3 thùy. Hoa đơn, cánh màu trắng hay tím nhạt. Quả hình trứng, dài 2-3cm, gần giống quả nhãn, có vị ngọt, trẻ nhỏ thường hái quả lạc tiên ăn, một số nơi dùng lá để luộc làm rau ăn...

Theo Võ Văn Chi và một số tác giả khác, cây lạc tiên chứa 0,025-0,032% alcaloit toàn phần trong đó có hermalin, harmalol, harmol, harmin. Có các flavonc-glucosid như sapomarin, vitexin, saporanetin.
Hoạt chất chính có tên passiflorin, tác dụng tương tự như morphin nhưng không gây nghiện. Quả chín còn chứa 2% protein, đường đơn, glucoza, fructoza, các acid hữu cơ: acid citric, acid malic; có vitamin: C, A và một số muối khoáng.

Cây có một loại tinh dầu, có mùi thơm quyến rũ nên còn được gọi một cách ấn tượng: Passion flower (hoa say mê hoặc hoa nồng nàn...).

Trong dân gian thường dùng dây và lá sắc uống làm Thu*c an thần chữa mất ngủ.

Theo sách “Trung dược đại từ điển”: Quả lạc tiên (long châu quả) có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, dùng chữa phế nhiệt khái thấu (do ho phế nóng), phù thũng, giã đắp chữa ung nhọt lở loét ở chân.

Theo sách “Thu*c cổ truyền và ứng dụng lâm sàng” (GS. Hoàng Bảo Châu) thì bộ phận dùng của cây lạc tiên: dây, lá, hoa thái nhỏ, phơi khô;

Công dụng: an thần, giải nhiệt, thanh can do Thu*c ở tâm can;

Chữa trị: chữa đau đầu, mất ngủ, thường phối hợp thêm với một số vị Thu*c khác.

Có tài liệu dùng quả lạc tiên sắc lấy nước, uống chữa lỵ; dùng lá lạc tiên nấu nước để tắm, rửa trong chữa trị viêm da, mụn mủ, ghẻ ngứa.

Có nhà khoa học nói lạc tiên không phải là cây Thu*c của y học cổ truyền (YHCT) Việt Nam mà là YHCT của châu âu hoặc Nam Mỹ vì cây này do một dược sĩ học ở Pháp về Việt Nam thấy giống một loại cây ở bên Pháp vẫn dùng làm Thu*c an thần nên dùng chế thành Thu*c do đó được phổ biến (!).

Lạc tiên có trong Dược điển Pháp và được nhiều nước ở châu Âu, Mỹ sử dụng. Qua nghiên cứu thấy nó có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: trấn tĩnh, an thần, chống hồi hộp, lo âu, mất ngủ. Còn có tác dụng trực tiếp lên cơ trơn làm giãn và chống co thắt nên dùng chứa các chứng đau do co thắt đường tiêu hóa, tử cung.

Cây Lạc tiên, Nhãn lồng, hay chùm bao - Passiflora foetida L., thuộc họ Lạc tiên - Passifloraceae.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/nhung-san-pham-dung-lac-tien-va-thuc-trang-duoc-lieu-tu-cay-lac-tien-tai-viet-nam)

Tin cùng nội dung

  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Cây sản đắng còn có tên khác là thanh ngâm, mật cá, thằm ngăm đất, cỏ mật đất còn, Người Thái gọi là co kham đin. Tên khoa học là Picria terrae Lour, thuộc họ hoa mõm sói (Scrophulariaeae). Là loài cây thân cỏ, sống hằng năm cao khoảng 20cm.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở người già hoặc người làm việc trí óc căng thẳng. Người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn, kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn.
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY