Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những sinh viên ngành y tình nguyện nơi tâm dịch

Ở Bệnh viện dã chiến số 2, bên cạnh những y bác sĩ đang vất vả ngày đêm điều trị cho bệnh nhân COVID-19 là những sinh viên Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương tình nguyện vào tâm dịch, ngày đêm sát cánh cùng các nhân viên y tế thực hiện sứ mệnh cao cả cứu người.

Cảm nhận về trách nhiệm nghề nghiệp

Trần diệu hương, lớp điều dưỡng 10, trường đại học kỹ thuật y tế hải dương là một trong những sinh viên tình nguyện tại bệnh viện dã chiến số 2 (hải dương).

Diệu hương chia sẻ: “tình hình dịch covid-19 phức tạp và nguy hiểm, bệnh viện lại thiếu nguồn nhân lực, em cùng 31 bạn quyết định viết đơn tình nguyện tham gia chống dịch tại bệnh viện dã chiến số 2. là sinh viên ngành y, vào lúc này, em cảm thấy trách nhiệm của mình lớn lao hơn bao giờ hết. em muốn góp một phần công sức của mình vào công tác phòng chống dịch covid-19. dù không phải trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, nhưng công tác kiểm soát nhiễm khuẩn có vai trò quan trọng trong thành công chung, chiến thắng dịch bệnh.

Diệu Hương cùng các bạn trong nhóm được phân công vệ sinh khử khuẩn tại các khu vực của bệnh viện. Công việc được tiến hành 2 lần/mỗi ngày vào buổi sáng, buổi chiều để đảm bảo vệ sinh tuyệt đối nơi ở và không gian sinh hoạt cho người bệnh. Các em cũng làm công việc cấp phát đồ vải, dụng cụ vô khuẩn cho công tác điều trị bệnh nhân...

Với diệu hương, cũng như nhiều bạn sinh viên tình nguyện vùng tâm dịch, đây là “trải nghiệm lần đầu”, nhưng mỗi người đều có sự “sẵn sàng” của sinh viên ngành y khi thấy người bệnh cần mình. “những ngày đầu, em hơi sợ vì phải tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm bệnh và cũng chưa quen công việc. mặc đồ bảo hộ nóng và ngột ngạt, khiến em cảm thấy khá mệt. dần dần em đã quen và hiểu rõ trách nhiệm của mình. hàng ngày, chứng kiến các y bác sĩ miệt mài làm việc, nhìn thấy những bệnh nhân được ra viện trong niềm hân hoan vui sướng, những điều này tiếp thêm sức mạnh cho em để hoàn thành tốt nhiệm vụ”, diệu hương cho biết.

Sinh viên lương văn sáng, khoa hình ảnh, trường đại học kỹ thuật y tế hải dương cũng làm trong khoa kiểm soát nhiễn khuẩn của bệnh viện dã chiến số 2.

Sáng tâm sự: “em quê ở nghệ an. dù lâu không được về nhà, nhưng khi nhà trường thông báo cần sinh viên tình nguyện đi chống dịch, em và các bạn đều đăng ký tham gia với mong muốn góp công sức cùng các thầy cô, các bác sĩ từ bệnh viện bạch mai để đẩy lùi dịch covid-19. đã xác định theo nghề y là đối mặt với những bất ngờ, mệt mỏi, em cùng các bạn, thầy cô luôn cố gắng hết mình. đợt tình nguyện vào tâm dịch cho chúng em những trải nghiệm khó quên, đó là sự đam mê, nhiệt huyết, cũng như sự hy sinh to lớn của cán bộ nhân viên y tế. dù mới chỉ là sinh viên, nhưng đây là những trải nghiệm về trách nhiệm nghề nghiệp đáng nhớ của chúng em.

Động lực từ sự bình phục của bệnh nhân

Song hành cùng các y bác sĩ giành giật từng phút giây để giữ sự sống cho bệnh nhân, các sinh viên tình nguyện cũng được chia sẻ niềm vui khôn tả khi người bệnh được chữa khỏi và trở về với gia đình.

Diệu Hương cho biết: Thời gian làm việc tại bệnh viện dã chiến, em ấn tượng nhất với giai đoạn tình nguyện tại khoa hồi sức tích cực. Khoa này đón bệnh nhân khá nặng, ranh giới giữa sự sống và cái ch*t mỏng manh, nhân viên y tế hàng ngày phải cật lực hết mình để giành giật sự sống, cứu bệnh nhân khỏi những cơn nguy kịch. Vì vậy, mỗi công đoạn cần sự tỉ mỉ, chính xác cao.

Mỗi khi bệnh nhân qua được cơn nguy kịch, ngay lập tức, bác sĩ gọi điện thông báo cho người nhà bệnh nhân. Em có thể cảm nhận được niềm vui này khi chứng kiến những khoảnh khắc đó. Để một bệnh nhân khỏi bệnh và ra viện cần phối hợp từ nhiều vị trí: Bác sĩ điều trị, điều dưỡng chăm sóc, kiểm soát nhiễm khuẩn... Nên khi bệnh nhân ra viện, em cảm thấy hạnh phúc vì đã có thể góp phần sức lực nhỏ bé chăm sóc bệnh nhân, Diệu Hương chia sẻ.

Theo nhiều sinh viên tình nguyện, bệnh nhân ở bệnh viện dã chiến số 2 có nhiều lứa tuổi khác nhau: người già, trẻ em, trung niên, người trẻ tuổi... họ đều có mong âm tính để sớm được về cùng gia đình.

Thu Trang (sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương) vẫn không quên được cảm xúc những ngày trong Bệnh viện dã chiến số 2. Câu mà chúng em thèm được nghe nhất là âm tính rồi. Có lần thấy bệnh nhân được ra viện vì xét nghiệm âm tính. Khỏi phải nói, bên cạnh sự căng thẳng, thông tin đó khiến chúng em cũng muốn reo to lên được về nhà rồi cùng các bệnh nhân, Thu Trang kể.

Song hành cùng bệnh nhân từ khi nhập viện tới khi khỏi bệnh, về với gia đình, những ngày tháng tình nguyện của các sinh viên ngành y tại Bệnh viện dã chiến sỗ 2 sẽ mãi là thời gian không thể quên, giúp họ cảm nhận thực sự trách nhiệm cao cả và đạo đức nghề nghiệp của nghề thầy Thu*c. Đó sẽ là hành trang quý giá đối với mỗi sinh viên y tế, khi tốt nghiệp và chính thức trở thành những lương y giúp ích cho đời.

Lê Vân/Báo Tin tức

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/benh-vien-bac-si/nhung-sinh-vien-nganh-y-tinh-nguyen-noi-tam-dich-20210225120129920.htm)

Tin cùng nội dung

  • Cao đẳng (KTV Xét nghiệm, Kỹ thuật hình ảnh, Vật lý trị liệu/ Phục hồi chức năng, Điều dưỡng Đa khoa, Điều dưỡng Nha khoa, Điều dưỡng Gây mê hồi sức, Hộ sinh) và 08 chuyên ngành hệ Trung cấp.
  • Phát triển quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực y tế, góp phần chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
  • Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia yêu cầu UBND Tỉnh chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn, ưu tiên cấp cứu nạn nhân để giảm thương vong.
  • (MangYTe) - Đến giờ phút này thì cô không còn lựa chọn nào nữa bởi liên tiếp những cuộc điện thoại gọi lên thông báo về việc không thể vay ai thêm được đồng nào. Tình trạng của chồng còn nặng nhưng đã có những dấu hiệu khả quan hơn, tuy nhiên đường cùng cô vẫn phải xin cho chú về dù biết cái ch*t đang sẵn sàng ở phía trước.
  • (MangYTe) - Đã tưởng phải bỏ mạng bởi gia đình quá nghèo không có tiền điều trị tiếp, nhờ sự giúp sức của bạn đọc ADZ cô bé Hà qua đã cơn nguy kịch và được chuyển về tuyến dưới. Có mặt tại cơ quan báo điện tử ADZ, em nở nụ cười tươi khoe: “Em đã được sống lại nhờ bàn tay của mọi người” khiến ai cũng thấy ấm lòng.
  • (MangYTe) - Phát hiện lupus kèm suy thận và viêm phổi nặng khiến tình trạng của cô bé Hà càng nguy cấp. Không có bảo hiểm y tế, chi phí lên đến gần 4 triệu đồng/ ngày khiến bố mẹ em như ngã quỵ. Biết mình khó vượt qua giai đoạn nguy kịch này nên em càng khóc nức, van xin sự giúp đỡ bởi bố mẹ quá nghèo.
  • Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, BV Nhi Trung ương và Sở Y tế Hải Dươngđã họp và đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, khám sàng lọc cũng như quy trình tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vaccine. Hội đồng kết luận trẻ Tu vong do sốc nhiễm khuẩn trên nền nhiễm khuẩn huyết, không có bằng chứng liên quan đến vaccine và quy trình tiêm chủng.
  • Do không kiềm chế được nên cô giáo H. ở trường tiểu học Cẩm Phúc (Cẩm Giàng, Hải Dương) đã véo tai khiến một học sinh phải khâu 2 mũi.
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo kiểm tra các nội dung phản ánh của Báo Kinh doanh và Pháp luật về một số cán bộ, công chức tỉnh Hải Dương có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc quản lý, sử dụng đất đai.
  • BVĐK Xanh Pôn, BVĐK Hà Đông, BV Thanh Nhàn và BV Phụ sản Hà Nội là 4 đơn vị của ngành y tế Hà Nội triển khai chương trình Sinh viên tình nguyện tiếp sức người bệnh
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY