Bạn cần biết hôm nay

Bạn cần biết

Những sự kiện y học nổi bật năm 2018

Năm 2018 kết thúc với nhiều sự kiện y tế nổi bật trong việc phát triển các thiết bị công nghệ mới phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Chỉnh sửa bộ gene CRISPR

Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu sinh học Salk, California, Hoa Kỳ tuyên bố họ đã thành công bước đầu trong việc tạo ra một sinh vật nửa người nửa lợn bằng kỹ thuật CRISPR qua việc tiêm các tế bào gốc của con người vào phôi thai lợn còn trong giai đoạn sớm, một sinh vật dạng “chimera” đã bắt đầu hình thành. “Chimera” là thuật ngữ chỉ các thực thể pha trộn, lai tạp giữa hai sinh vật cùng loài nhưng khác DNA hoặc khác hẳn loài với nhau như trong trường hợp giữa người và lợn.

Mới đây, ngày 26/11/2018, nhà nghiên cứu người Trung Quốc, ông Hạ Kiến Khuê từ Đại học Khoa học và Công nghệ phương Nam ở Thâm Quyến, Trung Quốc tuyên bố ông vừa tạo ra được hai bé gái biến đổi gene đầu tiên trên thế giới có khả năng chống lây nhiễm HIV từ chính cha mẹ mắc bệnh của mình. Ông cùng đồng nghiệp đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR/Cas9 công nghệ cho phép cắt và dán một cách chính xác, loại bỏ các phần ADN và thay thế chúng theo ý muốn. Bằng cách sử dụng CRISPR để biến đổi gene CCR5 - một loại virut gây suy giảm miễn dịch ở người như HIV, đứa bé sẽ miễn nhiễm với HIV suốt cuộc đời.

Tuy nhiên, cả hai công bố này đều vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng các nhà khoa học về những giá trị đạo đức, tính minh bạch...

Chỉnh sửa bộ gene CRISPR

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tokyo, Nhật Bản đã phát triển thành công miếng dán điện tử có thể đo được các dấu hiệu quan trọng trong cơ thể người như nhịp tim ngay trên màn hình hiển thị thời gian thực qua da. Miếng dán điện tử thông minh không chỉ giúp phát hiện các vấn đề sức khỏe sớm mà còn cho phép mọi người có thể quan sát được tình hình sức khỏe hàng ngày.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Standford cho biết, họ sẽ bắt đầu thử nghiệm vắc-xin ung thư lần đầu tiên trên người. Các thử nghiệm trước đây trên chuột cho thấy việc tiêm các chất kích thích miễn dịch có thể loại bỏ tất cả các dấu vết ung thư và ngăn các di căn tiềm tàng tích tụ. Dẫn đầu bởi TS. Ronald Levy, từ Đại học Standford, thử nghiệm sẽ được tiến hành trên 15 bệnh nhân ung thư hạch đang trong giai đoạn điều trị. Nghiên cứu này được đánh giá là một bước đột phá đáng kinh ngạc, có thể đưa ra phương pháp điều trị hoàn toàn mới để loại bỏ ung thư.

Một dạng mới được tổng hợp của teixobactin có thể chống lại các chủng vi khuẩn kháng Thu*c như MRSA. Teixobactin đại diện cho một thế hệ kháng sinh mới, thế hệ đầu tiên vốn được phân lập từ vi khuẩn 30 năm trước. Kể từ khi khám phá ra teixobactin vào năm 2015, các nhà khoa học đã tìm ra một nhóm kháng sinh mới có tên malacidins vào đầu năm 2018. Phát hiện này vẫn trong giai đoạn đầu và cần nhiều năm nữa để chúng có mặt trong các phòng khám. Nhưng đây là một nước tiến lớn mở ra cánh cửa để cải tiến các loại Thu*c dùng trong điều trị và chống lại dịch bệnh nhiễm trùng kháng Thu*c đang gia tăng.

Cấy ghép 2 lần trên một khuôn mặt

Một máy tạo nhịp tim mới cho bộ não con người được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tài trợ nghiên cứu vào tháng 2/2018, có thể giúp tăng cường trí nhớ của những người mắc bệnh động kinh, Parkinson và Alzheimer. Bộ máy này hoạt động thông qua kích thích não sâu được tạo ra bởi các xung điện. Mặc dù đây không phải là thiết bị đầu tiên thuộc loại này nhưng nó có ứng dụng tiềm năng rộng hơn so với những thiết bị trước đây.

Công dân người Pháp, Jerome Hamon trở thành người đầu tiên trên thế giới trải qua hai ca phẫu thuật ghép mặt. Ông Jerome Hamon, 43 tuổi được phẫu thuật cấy ghép mặt lần hai hồi tháng 1/2018. Gương mặt mới của Hamin hiện vẫn còn mềm và bất động, hộp sọ, da và các nét chưa được sắp xếp hoàn chỉnh. Quá trình hoàn thiện này phụ thuộc vào Thu*c ức chế miễn dịch sẽ ngăn cơ thể đào thải khuôn mặt được cấy ghép. Hamon mắc bệnh u sợi bệnh thần kinh, một đột biến di truyền gây nhiều khối u biến dạng trên cơ thể và phá hủy khuôn mặt. Năm 2002, anh nhận được khuôn mặt hiến tặng từ một người 60 tuổi và ca phẫu thuật thành công nhưng cùng năm đó, để điều trị chứng cảm lạnh, anh sử dụng Thu*c kháng sinh không tương thích với phương pháp điều trị ức chế miễn dịch. Đến năm 2016, cơ thể anh bắt đầu đào thải gương mặt cấy ghép và bác sĩ phải loại bỏ nó. Trong hai tháng, Hamon trong tình trạng không có khuôn mặt để chờ người hiến tặng phù hợp. Ngay khi tìm được người hiến tặng phù hợp, BS. Lantieri cùng đội ngũ của ông thực hiện ca phẫu thuật cấy ghép lần hai tháng 1/2018 và đạt được kết quả thành công.

Minh Huệ

((Theo interestingengineering, 12/2018))

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhung-su-kien-y-hoc-noi-bat-nam-2018-n152163.html)

Chủ đề liên quan:

sự kiện y học

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY