Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Những tấm lòng vàng trong mùa dịch Covid-19

(MangYTe) - Bên cạnh thông tin về diễn biến dịch Covid-19, các giải pháp phòng tránh, sự nỗ lực của các cấp các ngành… những thông tin về sự sẻ chia, đóng góp công sức, vật chất, tinh thần của toàn xã hội trong cuộc chiến đặc biệt cũng luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ dư luận. Đó như một luồng ánh sáng thắp lên tinh thần đoàn kết, đồng tâm, đồng lòng để vượt qua khó khăn.

 Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương thăm, động viên đội ngũ thi công Bệnh viện dã chiến Mê Linh. Ảnh; Thủy Tiên

Mỗi người dân, tùy theo khả năng của mình, người có tiền góp tiền, người có của góp của, có sức góp sức, có ý tưởng góp ý tưởng, không phân biệt tuổi tác, địa vị, giai tầng. Đúng với tinh thần đó, trong những ngày qua, sự chung tay, đồng lòng đã được thể hiện rất rõ trong cuộc sống. Thông tin gần đây nhất, hai vị giáo sư Việt kiều tại Nhật Bản đã quyết định chuyển giao công nghệ và hỗ trợ sản xuất máy trợ thở loại nhỏ cho Việt Nam chống dịch Covid-19. Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, sự hỗ trợ để ứng phó với diễn biến dịch bệnh lây lan nhanh, trong đó có việc sản xuất ngay một số lượng máy trợ thở, bổ sung cho số thiếu hụt hiện tại và sản xuất một số lượng dự phòng là rất cần thiết và quý giá.

Cùng với đó, thông qua MTTQ các cấp, hoặc chính quyền địa phương, những ngày qua, hàng loạt DN, doanh nhân, cá nhân đã tình nguyện đóng góp nguồn lực tài chính lên đến hàng trăm tỷ đồng; đóng góp thời gian, sức lực, kinh nghiệm và những sáng kiến thiết thực cho công tác phòng chống dịch.

Nhiều người sẵn lòng nhường cơm sẻ áo, chia lại số khẩu trang ít ỏi của mình cho người khác hoặc bỏ tiền mua khẩu trang khan hiếm, phát miễn phí. Đặc biệt, có cả những cụ già, cháu bé đã lấy tiền tiết kiệm hoặc mừng tuổi của mình để đóng góp cùng các cấp, các ngành chống dịch.

Dịch bệnh Covid-19 lan rộng đã làm rất nhiều người vất vả. Hình ảnh những người lãnh đạo ngày đêm lo lắng cho người dân, các bác sĩ thức trắng đêm chăm sóc cho người bệnh; những chiến sĩ bộ đội, công an chăm lo cho người bị cách ly... đã khiến nhiều người thật sự cảm phục. Bởi thế, sự chung tay, góp sức dù giá trị vật chất lớn lao hay nhỏ bé cũng đều rất đáng quý, rất kịp thời, có ý nghĩa đặc biệt trong lúc này, để không chỉ thắp lên tình đoàn kết mà còn thể hiện rất rõ tinh thần chung sức của toàn xã hội.

Trân trọng những tấm lòng ấy, MTTQ các cấp, chính quyền các địa phương cũng đã rất nhanh chóng chuyển toàn bộ số tiền và hiện vật mà các cơ quan, tổ chức, DN, nhà hảo tâm ở trong và ngoài nước gửi đến Bộ Y tế để mua sắm trang thiết bị phục vụ quá trình điều trị bệnh nhân, hoặc phân bổ kịp thời hàng hóa đến các địa điểm cách ly trên cả nước cũng như những bệnh viện đang điều trị bệnh nhân. Những tấm lòng, những nghĩa cử cao đẹp này sẽ là động lực để người dân cả nước đồng tâm, hiệp lực đẩy lùi dịch bệnh. Cũng như để từ đó có nhiều hơn nữa những tấm lòng, những sự sẻ chia với đội ngũ bác sĩ, y tá, cán bộ công chức, sĩ quan, chiến sĩ quân đội, công an đang ngày đêm nỗ lực hết mình ở tuyến đầu chống dịch.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/nhung-tam-long-vang-trong-mua-dich-covid-19-379564.html)

Tin cùng nội dung

  • Chúng ta ai cũng biết “có thực mới vực được đạo”. Kể từ khi có loài người, con người ta phải ăn để tồn tại.
  • Đó là giọt nước mắt cảm thương với tấm lòng tận tụy của những thầy Thu*c không nhận phong bì nói riêng và những trí thức, công chức lương thiện nói chung.
  • Một nghiên cứu mới đây của Australia đăng trên Australian Health Review cho thấy những người bị béo phì mắc nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần hơn.
  • Tròn 30 năm làm việc tại tổ giặt là, nơi “góc khuất” của Bệnh viện 103, công việc vất vả, độc hại, nhưng nữ tổ trưởng Đỗ Thị Hà luôn yêu nghề, tận tụy,
  • Anh là mối tình đầu của em. Em yêu và thương anh nhiều lắm. Nhưng hoàn cảnh đang đẩy em vào tình thế rất khó xử.
  • Nếu họ không giới thiệu thì tôi không biết ai là chị, ai là em bởi họ giống nhau như hai chị em sinh đôi vậy. Chỉ có một điểm khác biệt - đó là sắc thái gương mặt. Bà chị thì khắc khổ lo âu còn cô em thì âu sầu ngơ ngác.
  • Buổi sáng, sau ca trực, tôi ngồi với mấy đồng nghiệp cùng ăn sáng. Căng tin mở đĩa nhạc đầy ắp không gian mùa xuân, đón năm mới, niềm vui vẻ và hân hoan, sự rực rỡ và lung linh… Sực nhớ ra, sắp Tết rồi!
  • Cuộc sống tinh thần ở người cao tuổi (NCT) có tính chất nền tảng, quyết định điều khiến nhịp độ lão hóa. Ngược lại, mục đích cơ bản của việc làm chậm sự lão hóa, kéo dài tuổi thọ là nhằm kéo dài thời gian lao động có ích và ước vọng sống lâu, khỏe mạnh.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY