Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Những thủ tục, công việc cần làm khi nhà có người mới mất, nên và không nên làm gì

Trong lúc chờ nhập Liệm: nên dùng chiếc chăn mỏng đắp, buông màn che phủ người ch*t hoặc sử dụng lồng kính để chụp tránh hiện tượng quỷ nhập tràng.

Mỗi gia đình nào khi có người mất đều rất thương xót và đau khổ. Nhưng con cháu trong nhà cần phải chuẩn bị tang lễ một cách chu toàn nhất để tiễn đưa người mất về nơi an nghỉ cuối cùng. vậy khi nhà có người mất ta nên chuẩn bị như thế nào, cần kiêng kỵ những gì, bài viết sau đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu.

1. Khi nhà có người mất cần làm những việc gì?

Mọi người trong gia đình cần phải bình tĩnh, nén nỗi đau thương mất mát để sắp xếp công việc.

    Người thân nên tự tay tắm gội cho người mất. Trường hợp bất đắc dĩ, không có người thân thì nhờ người ngoài (nhân viên của cơ sở). Dùng nước ấm pha chút rượu gừng hoặc nước thơm lấy khăn lau sạch người, cắt móng chân móng tay, gói lại khi liệm cho vào trong áo quan. Sau đó, mặc cho người mất bộ quần áo mà lúc sống người đó yêu thích nhất (hoặc mặc áo Phật, áo Pháp). Đặt thi hài lên giường nằm ngay ngắn, gối cao đầu. Nếu cần thiết thì lấy dây vải buộc hai ngón chân và hai bờ vai sao cho thẳng và ngay ngắn, hai tay để lên bụng. Đối với các gia đình theo Phật giáo thì chuẩn bị thêm một ít gạo, muối, tiền thật cho vào túi nhỏ để trong áo hoặc nắm tay người ch*t. Với nữ giới thì trang điểm thêm son phấn cho đẹp.
  • Trong lúc chờ nhập Liệm: nên dùng chiếc chăn mỏng đắp, buông màn che phủ người ch*t hoặc sử dụng lồng kính để chụp tránh hiện tượng "quỷ nhập tràng".
  • Dọn dẹp nhà cửa thông thoáng, bố trí để bàn thờ Phật, Vong, chỗ đặt quan tài sao cho hợp lý.
  • Làm đơn theo phép mai táng. Thông báo với tổ trưởng dân phố, các hội, đoàn thể nơi công tác hoặc địa phương. Nếu người mất không có hộ khẩu trên địa bàn nơi ch*t thì người thân làm đơn xin giấy báo tử để làm thủ tục mai táng. Sau đó về nơi đăng ký hộ khẩu làm giấy chứng tử sau.

2. Những thủ tục cần có khi nhà có người mất:

2.1. Chuẩn bị trước khi nhập quan

Trước khi nhập quan cho người mất, theo quan niệm truyền thống, mỗi gia đình phải chuẩn bị chu đáo những điều sau cho người mất.

    Nước thơm gồm gừng tươi, bưởi, bồ kết, ngải cứu, hương nhu, thì là, tía tô, bồ kết.

  • Lịch âm hôm nay ngày bao nhiêu - Xem Lịch Vạn Niên - Bói Bài Hàng Ngày - Tử Vi Hàng Ngày

2.2. Chuẩn bị bàn thờ

Chuẩn bị sẵn đội xé khăn tang, áo xô

    Đội rót trà, nước, Thu*c, trầu cau mời khách

Chuẩn bị đội hậu cần nấu nướng

    Đây là công việc cực kỳ quan trọng, nếu thuê được thì tốt nhất nên thuê còn không phải cắt cử người lo công tác này chu đáo. Tốt nhất nên chuẩn bị cỗ chay vì khi người ch*t ra đi, còn bị luận tội nếu gia đình làm cỗ mặn, ăn uống linh đình càng gây thêm nghiệp ác cho người ch*t, khó được siêu sinh siêu thoát.

Chuẩn bị đưa tang khi đến giờ an táng

Chuẩn bị công tác cúng ở nhà sau an táng

    Sau an táng cho người mất, các gia đình thường trở về nhà tập trung trước bàn thờ, làm theo hướng dẫn thầy chùa.

3. Những điều kiêng kỵ khi gia đình có người mất:

3.1. Kỵ lúc ra đi không có người thân bên cạnh

    Thời xưa con người rất xem trọng việc nối dõi tông đường, cho rằng lúc người già ra đi, nhất định phải có con cháu bầu bạn để lúc rời đi khỏi thế gian có người tiễn đưa, không cảm thấy cô độc, ở dưới âm phủ cũng không phải nhớ nhung, linh hồn cũng dễ yên nghỉ.

3.2. Những cấm kỵ khi nhập liệm

    Khi nhập liệm kỵ nước mắt bắn vào thi thể. Khi nhập liệm, những người thân cần phải tạm thời kìm nén đau thương, kìm nén dòng nước mắt để tránh nước mắt rơi vào thi thể. Chính vì thế mà ở một số gia đình, người thân không để vợ/ chồng/ con cái của người đã khuất nhập liệm vì người thân cận dễ rơi nước mắt làm bắn vào thi thể.

3.3. Cấm kỵ khi báo tang

    Khi lo việc ma chay, phải treo mảnh vải trắng, tờ giấy trắng ở bên ngoài cổng để người ngoài biết trong nhà có người qua đời, đồng thời báo tang cho bạn bè, thân thích xa gần, báo tin cho những người ở nước ngoài hoặc ở xa xôi, gọi con cái về chịu tang. Trong đó, báo tang cho thông gia cần phải thận trọng. Cha mẹ mất, sau khi xác định ngày làm đám tang, con trai phải đến nhà thông gia báo tang. Khi báo tang, trước khi vào nhà cần quỳ ở ngoài hành lễ, báo cáo với thông gia tin cha mẹ mất cùng ngày tháng tổ chức tang lễ. Tuy nhiên, những tập tục này ngày nay đã dần phai một đi nhiều vì tính rắc rối và không cần thiết của nó.

3.4. Chọn ngày tổ chức tang lễ và vị trí chôn cất

    Người xưa cho rằng sau khi ch*t, linh hồn còn chưa lập tức đi xa. Do vậy ngay từ ngày xưa, nhiều người đã rất cầu kỳ trong việc lựa chọn ngày tháng tổ chức tang lễ, để tránh những điều không may sẽ xảy ra. Vị trí của mộ tốt hay xấu cũng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến bần hàn phú quý của con cháu đời sau.

Tuy nhiên, hiện tại do điều khiện đất đai địa hình ở nhiều vùng, địa phương không thuận lợi nên nhiều quy tắc, cấm kỵ cũng không còn được tuân thủ triệt để. Thêm nữa, ngày nay, có rất nhiều gia đình đã đồng ý thiêu xác người đã khuất rồi mới đưa về nhà chôn cất để không phải trải qua nghi thức "sang nhà, sang cát" cho người đã khuất, tránh thêm một lần đau thương nữa.

    Cấm kỵ sau khi hạ huyệt: Sau khi hạ huyệt người đã khuất, người đưa tang cần đi quanh mộ ba vòng, trên đường về kỵ quay đầu nhìn lại, để tránh linh hồn người đã khuất theo người sống về nhà.
  • Trong thời gian chịu tang, con cái không được mặc đồ lòe loẹt: Sau khi cha mẹ qua đời, con cái cần phải chịu tang. Thời xưa phải chịu tang 3 năm, bây giờ tuy đã rút ngắn lại, nhưng trong thời gian này vẫn nên chú ý, không được mặc quần áo lòe loẹt, trang điểm đậm, uống rượu hát hò.
  • Trong thời gian để tang, tránh đi thăm bạn bè, họ hàng: Trong thời gian con cái đang để tang, không nên đi thăm bạn bè và họ hàng, không tụ tập, không chúc Tết, đặc biệt là không đến chúc Tết những gia đình có người bị bệnh để tránh đem điều không may đến.
  • Kiêng động cuốc, động thuổng vào mộ trong vòng cư tang: Sau khi người ch*t mới được chôn cất ba ngày, người ta sẽ đắp mộ kỹ lưỡng trong khi làm lễ mở cửa mả. Từ đấy trở đi, kiêng không đắp mộ trong vòng tang. Tục lệ này là để tránh mồ mả bị sập, bị động trong thời gian áo quan và thi hài đang tan rữa. Con cháu khi đến mộ thắp hương chỉ được lấy đất đắp vào những chỗ sụt lở, kiêng trèo lên mộ hay động cuốc thuổng vào mộ.
  • Kiêng bật loa, hò hét giải trí khi gặp tang lễ: Trong buổi tang lễ, người ta thường kiêng bật ti vi, loa đài ồn ã. Trường hợp cạnh một đám tang là một đám cưới thì nhà có đám cưới cũng phải vặn nhỏ loa đài, không biểu lộ sự hân hoan thái quá với việc “hỷ” nhà mình mà nên tổ chức đơn giản, gọn nhẹ so với dự định ban đầu.
  • Người cao tuổi, phụ nữ có thai và người bị chó dại cắn kiêng dự tang lễ: Người mới mất luôn lạnh hơn so với nhiệt của người bình thường cũng như môi trường xung quanh. Vì vậy, người ta thường kiêng không cho các bậc cao lão, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ đến dự lễ khâm niệm, an táng và cải táng vì sợ sẽ bị nhiễm phải hơi lạnh mà ốm.Nếu có cụ già, trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai ở gần gia đình có tang, người ta thường đặt ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí. Những người bị chó dại cắn cũng phải tuyệt đối cách ly đám tang vì khi nhiễm phải hơi lạnh sẽ lên cơn dại mà ch*t. Và đặc biệt người bị bệnh nặng, người bị các bệnh u, ung thư cũng phải kiêng tuyệt đối đến đám ma
  • Kiêng đi nhanh khi khiêng linh cữu: Dân gian có tục giữ cho thi hài người ch*t được nằm yên, cho nên khi khiêng linh cữu cần phải nhẹ nhàng, thậm chí còn phải cố tình khiêng chậm để thể hiện sự lưu luyến với người đã khuất.
  • Kiêng hạ huyệt khi chưa làm lễ cúng thổ thần: Trước khi hạ huyệt, người ta phải làm lễ cúng thổ thần để xin phép được an táng người ch*t tại đây. Lễ cúng thổ thần gồm có trầu, rượu, vàng hương và đĩa xôi, thủ lợn, hay giò, gà… Tất cả được bày theo một án đặt theo chiều hướng thuận lợi. Cúng thổ thần xong, đợi giờ Hoàng đạo thì linh cữu mới được hạ huyệt. Để thêm phần long trọng, người đại diện tang lễ còn làm lễ, đọc văn tế…
  • Kiêng lấy vợ, lấy chồng khi đang để tang cha mẹ: Thời xưa, khi cha mẹ mất, con cái thường phải để tang ba năm. Trong thời gian đó, người ta kiêng không được lấy vợ, lấy chồng vì nếu không sẽ bị làng xã khinh rẻ vì tội bất hiếu với cha mẹ, tổ tiên.Ngày nay, việc kiêng cữ không còn kỹ lưỡng như trước nhưng nhiều gia đình vẫn thường kiêng cưới vợ, gả chồng cho con khi chưa làm giỗ đầu cho người quá cố.

4. Khi người mất được 49 ngày ta nên làm gì?

    Người ch*t sau 49 ngày, gọi là chung thất, thì vong linh của người mất, tùy nghiệp mà thọ sanh chiêu cảm quả báo. Nếu hiện đời tạo nhiều điều lành, thì sẽ thọ sanh về cảnh giới an lành. Ngược lại, thì thọ sanh vào cảnh khổ. Tùy chỗ tạo nghiệp thiện ác, mà thọ sanh qua các loài và các cảnh giới sai biệt trong vòng lục đạo luân hồi. cho nên gia đình con cháu của người đã mất nên tụng niệm trong vòng 49 ngày kể từ khi người thân của mình ra đi.

5. Khi người mất được 100 ngày ta nên làm gì?

    Phong tục, lễ nghi thờ cúng người đã mất là một nét văn hóa truyền thống đẹp của người Việt chúng ta, các nghi thức thờ cúng mọi người nên làm đúng theo cách của ông bà để lại. Đối với lễ cúng 100 ngày người mất vô cùng quan trọng, không chỉ thể hiện lòng kính trọng, tưởng nhớ người mất mà còn giúp linh hồn người mất về được nơi yên nghỉ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Lịch vạn niên 365 (https://lichvannien365.com/nhung-thu-tuc-cong-viec-can-lam-khi-nha-co-nguoi-moi-mat-nen-va-khong-nen-lam-gi.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY