Tại hội thảo khoa học kết quả công tác phòng giai đoạn 2013-2020 do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tổ chức ngày 28/11, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an đánh giá, từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước làm Trưởng ban Chỉ đạo đến nay, công tác phòng chống tham nhũng được chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, toàn diện, đạt được kết quả rất quan trọng.
Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an.
Một trong những điểm sang trong công tác phòng chống tham nhũng được thiếu tướng ngọc nhấn mạnh chính là công tác điều tra xử lý án tham nhũng.
“cơ quan điều tra đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc và xuyên suốt từ đầu đến cuối phương châm chỉ đạo của tổng bí thư, chủ tịch nước, trưởng ban chỉ đạo trung ương về pctn là “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”. đây là kim chỉ nam cho hoạt động điều tra và là một trong những yếu tố quan trọng góp phần điều tra, xử lý triệt để các vụ án tham nhũng thời gian qua”, thứ trưởng bộ công an nhấn mạnh.
Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc dẫn chứng, từ năm 2013 đến nay, các cơ quan điều tra trong công an đã khởi tố mới 1.856 vụ với 4.072 bị can. Trong đó, 120 vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận quan tâm thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN theo dõi chỉ đạo.
Đáng chú ý, các cơ quan đã điều tra làm rõ một số vụ đặc biệt nghiêm trọng mà trước đó cho là có “vùng cấm, nhạy cảm”.
“Việc mở rộng điều tra các vụ án được thực hiện triệt để, đi sâu làm rõ bản chất chiếm đoạt, vụ lợi của các đối tượng. Nhiều vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, kể cả những vụ tồn đọng từ nhiều năm trước được phát hiện, xử lý nghiêm minh, không có tình trạng chìm xuồng” - tướng Ngọc khẳng định.
Thứ trưởng Công an cũng quả quyết, tất cả các vi phạm đều được xử lý theo đúng quy định của pháp luật, “bất kể người đó là ai”. Điều này thể hiện qua việc cơ quan điều tra đã khởi tố 1 bị can nguyên là ủy viên Bộ Chính trị, 3 bị can nguyên là Bộ trưởng, một số cán bộ tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang…Từ kết quả điều tra, truy tố đã xét xử các bị cáo với những mức án nghiêm khắc, trong đó có cả án chung thân, tử hình.
Đồng thời, thông qua việc xử lý triệt để các vi phạm, công tác thu hồi tài sản án tham nhũng được thực hiện triệt để hơn, tỉ lệ thu hồi tài sản năm sau cao hơn năm trước, nhiều vụ án thu hồi 100% tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát như vụ avg, hadico hà nội…
Cụ thể, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trung ương nhiều vụ án tham nhũng kinh tế lớn đã được đưa ra xét xử nghiêm minh như vụ án đinh la thăng; vụ án trịnh xuân thanh; vụ án avg, vụ án vũ “nhôm” và 2 cựu thứ trưởng công an; vụ án gang thép thái nguyên và các vụ án liên quan đến ngân hàng,...
Cụ thể, từ sau phiên họp thứ 15 của Ban Chỉ đạo, các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và địa phương đã tập trung điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh một số vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm như: Vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Vinashin; vụ án “Buôn bán hàng giả là Thu*c chữa bệnh” xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma; vụ án “Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Đà Nẵng và một số địa phương; vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á…
Ông Đinh La Thăng.
Khẩn trương đưa ra xét xử sơ thẩm đối với 5 vụ án nghiêm trọng, phức tạp: Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, liên quan đến Dự án 15 Thi Sách, TP Hồ Chí Minh; vụ án “Vi phạm quy định về quản lý đất đai; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại TP Đà Nẵng; vụ án “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Tổng Công ty viễn thông Mobifone, Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan; vụ án “Giả mạo trong công tác; sản xuất, buôn bán hàng giả”, xảy ra tại Công ty Lũng Lô và một số công ty, tổ chức liên quan; vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
Từ sau phiên họp thứ 18 của Ban Chỉ đạo đến nay đã xử lý dứt điểm 12 vụ án, 4 vụ việc; kết thúc điều tra 13 vụ án/53 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 11 vụ án/98 bị can; xét xử sơ thẩm 6 vụ án/33 bị cáo; xét xử phúc thẩm 4 vụ án/6 bị cáo.
Trong đó, đã tích cực, khẩn trương kết thúc điều tra, ban hành cáo trạng truy tố 5 vụ án trọng điểm, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Đó là vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” xảy ra tại Ngân hàng Phương Nam; vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; L*a đ*o chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty Hải Thành, Quân chủng Hải Quân; vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” liên quan đến dự án 8-12, Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM; vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, xảy ra tại Ngân hàng BIDV và một số công ty có liên quan.
Phấn đấu đến hết năm 2020 kết thúc điều tra 5 vụ án; ban hành cáo trạng truy tố 1 vụ án; xét xử sơ thẩm 6 vụ án; xét xử phúc thẩm 5 vụ án và kết thúc xác minh, xử lý 12 vụ việc theo đúng Kế hoạch của Ban Chỉ đạo.
Trong đó, khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm minh sai phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan trong các vụ án. Đó là vụ án “Buôn lậu; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Rửa tiền; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Nhật Cường và một số đơn vị liên quan; vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi; vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng Công ty nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI).
Ông Trương Minh Tuấn và Nguyễn Bắc Son, hai cựu Bộ trưởng TT&TT.
Vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên; vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Buôn bán hàng giả là Thu*c chữa bệnh; Lợi dụng chức vụ, quyền trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, Công ty VN Pharma và các cơ quan, đơn vị liên quan.
Hiện còn 5 vụ án được Ban chỉ đạo yêu cầu khẩn trương hoàn thành việc xét xử sơ thẩm 5 vụ án trọng điểm, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Đó là vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội, Công ty cổ phần định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành, Công ty TNHH Vật tư khoa học và Thương mại Việt Nam và các đơn vị có liên quan; vụ án “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại Tổng Công ty Sabeco; vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Công ty Cổ phần hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB), Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam.
Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi” xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh và các đơn vị có liên quan và vụ án “Vi phạm quy định trong hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á...
Nguồn: VTV 24
Tâm Đức