Cân bằng tâm lý liệu pháp giúp vượt qua đại dịch Covid -19
Đại dịch, bùng phát, rồi lắng xuống và tái bùng phát, mọi mặt đời sống xã hội bị ảnh hưởng và đương nhiên sinh hoạt của một tôn giáo lớn trải rộng khắp mọi miền đất nước thuộcvề một tôn giáo có tín đồ và ảnh hưởng toàn cầu như Phật giáo không phải là ngoại lệ.
Trong nhiều tháng ròng, TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn sát sao tình hình diễn biến dịch bệnh và thực hiện theo chủ trương của nhà nước, liên tục nắn chỉnh thông qua chỉ đạo hành chính từ hai văn phòng TW cũng như hệ thống trị sự toàn quốc của 63 tỉnh thành phố với ý chí Tăng Ni, Phật tử, cơ sở tự viện hòa cùng đồng bào và chính phủ phòng chống dịch bệnh hiệu quả nhất có thể, thấu hiểu đúng tình hình.
Bên cạnh các biện pháp đối phó dịch bệnh như hạn chế các sinh hoạt đông người, dừng, tạm hoãn hay chuyển đổi phương thức một số sự kiện Phật sự, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tùy hoàn cảnh cho phép, vẫn tiến hành các Phật sự quan trọng thành công, nhất là khi có nới lỏng giãn cách.
Sinh hoạt truyền thống Phật giáo không gián đoạn, nếu do yêu cầu giãn cách xã hội, các cơ sở Phật giáo linh hoạt thay đổi phương thức sao cho Tăng Ni, Phật tử vẫn trải nghiệm tâm linh như bình thường mà không cần tập trung đông người, hình thức trực tuyến là một ví dụ.
An cư kiết hạ vẫn diễn ra cho dù số lượng trường hạ không nhiều.
Những cuốn sách giúp bạn hiểu sâu hơn về dịch Covid-19
Có lẽ, chính trong bối cảnh dịch bệnh, hoạt động nhân đạo từ thiện của Phật giáo trở nên sôi động hơn bao giờ hết lan tỏa hơi ấm từ bi nhà Phật đến mọi nơi, chia sẻ, kết nối những tấm lòng đồng bào chung tay hành thiện.
Vu lan, Giáo hội Phật giáo chủ động chỉ đạo hướng dẫn điều chỉnh hình thức nội dung một sinh hoạt đặc sắc thuộc về văn hóa dân tộc, thuộc về căn bản giáo lý Phật đà, một lễ hội lớn của đất nước.
Đại dịch là một thử thách và sức sống Phật giáo luôn luôn mạnh mẽ, như đã từng….
Nguyễn Thành Công