Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Nỗi khổ thời COVID-19

COVID-19 đã khiến toàn cầu điêu đứng với hơn 200.000 người Tu vong và mấy tỉ người bị ảnh hưởng. Việt Nam thành công trong việc phòng chống dịch bệnh nhưng cuộc sống của hàng triệu người bị ảnh hưởng, đảo lộn.

Cách các cấp quản lý vận dụng về quy định trong phòng chống dịch trong thời gian qua có một số bất cập. Đầu tiên là cách các địa phương thực hiện “cách ly xã hội”. Có nhiều lãnh đạo địa phương hiểu cách ly thì phải cô lập, không tiếp xúc bên ngoài. Thế là có địa phương đào đường, đắp mô, chắn đường để “ngoại bất nhập, nội bất xuất”. Còn hơn cả thời chiến. Nhờ báo chí và dư luận xã hội lên tiếng, các địa phương này mới từng bước gỡ bỏ, trả lại hiện trạng.

Rồi chủ trương học online của ngành giáo dục. Nghe rất hay nhưng thiếu chuẩn bị nên chẳng tới đâu. Cả nhà trường và giáo viên đều lúng túng. Học sinh thì được chăng hay chớ vì đâu phải nhà nào cũng có máy tính, máy in riêng để nối mạng. Không gian nội thành chật chội. Các cháu đâu tự giác để học nghiêm túc. Bao nhiêu là thứ. Rồi đứa học đứa không, kết quả tùy hứng. Làm sao thay thế học chính quy được.

Nhiều trường dân lập vẫn thu đủ học phí dù thời lượng, chất lượng và kết quả học online không thể kiểm tra. Sài Gòn còn phải kêu trời vì học online nữa là các tỉnh vùng sâu vùng xa. Dịch bệnh bước đầu được khống chế, trẻ con rục rịch trở lại trường, bộ chủ quản liền quy định học sinh phải ngồi cách nhau 2m. Sau này rút xuống 1,5m. Không ít trường thiếu thốn cơ sở vật chất thì làm sao thực hiện. Sĩ số các lớp công lập, có lớp 40 – 50 học sinh, chẳng lẽ chia làm 3 - 4 ca học. Lấy đâu ra thầy cô và phòng ốc.

Cách 2m nghĩa là mỗi em một bàn (trước đây ngồi 2 - 3 em); ngồi một bàn, bỏ một bàn. Như vậy lớp chỉ còn 15 - 20 em tối đa. Ngồi học như vậy, còn ra chơi thì sao? Hay là cấm ra chơi luôn? Mấy em không học online thì dạy và tính kết quả thế nào?

Giao thông cũng rối. Hết thời gian giãn cách xã hội, Sài Gòn sáng công bố cho xe taxi, xe công nghệ… hoạt động trở lại. Chiều hỏa tốc cấm. Tối lại tốc hỏa mở. Quy định xe chở khách không mở máy lạnh, quá bằng cấm vì xe đời mới làm gì có việc nâng hạ cửa kính. May là sau đó bổ sung, được mở máy lạnh không dưới 26 độ C.

Quy định ngồi cách 2m cũng không thể thực hiện và mâu thuẫn với việc xe được chở không quá 20 khách. Ngồi một ghế, bỏ một ghế, kể cả xe lửa lẫn máy bay cũng chưa tới 1m, nói chi xe khách. Mỗi xe phải trang bị máy đo thân nhiệt, kể cả taxi, xe 4 chỗ (quy định xe chở khách) vô tình làm gia tăng nhu cầu sử dụng máy đo thân nhiệt. Giá cả lập tức tăng gần gấp đôi… Trước xăng tăng giá thì giá vé xe cộ tăng, giờ xăng giảm xuống đáy mà giá xe không chịu xuống.

Thiết nghĩ, các quy định là cần thiết nhưng phải thực hiện nghiêm túc và hợp lý. Có những thứ cần tuân thủ nghiêm ngặt bất di, bất dịch như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, đo thân nhiệt, giữ khoảng cách cần thiết... Có những thứ thì địa phương, cơ sở cần vận dụng quy định một cách sáng tạo khoa học mà vẫn đạt hiệu quả.

Dương Bình Minh

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/tin-tuc-su-kien-c-179/goc-binh-luan-c-188/noi-kho-thoi-covid-19-137508.html)
Từ khóa: nỗi khổ

Chủ đề liên quan:

nỗi khổ

Tin cùng nội dung

  • Người trẻ bươn chải, người già trông coi gia đình, cháu chắt. Nhưng có quá đáng lắm không, khi một mẹ già gối mỏi chân run mà ngày ngày vẫn phải pha từng bình sữa, đút từng chén cháo cho hai em bé.
  • Hôm nào Hà không nhịn nổi, buông lời trách chồng, thì anh cho rằng cô trở mặt khi anh làm ăn thất bại. Sau đó anh lầm lì mấy ngày liền.
  • Chúng ta sống trên thế gian là gặp phải muôn vàn khó khăn, cần phải chuẩn bị sẵn tâm thế để đối diện với đủ loại nghịch cảnh. Có lúc con người không thể không dừng bước nghỉ ngơi, ngẫm lại cuộc đời, hãy để Phật giáo giác ngộ cho bạn về cách vượt qua nỗi khổ lớn ở đời. Nếu thấu hiểu những giáo lý nhà Phật, ắt thấy thế gian bách thái, mọi việc dễ dàng, hanh thông.
  • Đời người, niềm vui và nỗi buồn luôn song hành tồn tại, ai cũng phải trải qua, không hề có ngoại lệ. Vậy đâu mới là những nỗi khổ lớn nhất của chúng ta?
  • Có bệnh nhân mắc bệnh sợ… người khác bỏ côn trùng vào đồ lót của mình. Sau khi khách ra về, cô thường lục tung hết đồ lót để… kiểm tra.
  • Đau bụng kinh từ trước đến nay vẫn luôn là cơn ác mộng với nữ giới mỗi khi đến kỳ đèn đỏ. Thời điểm này ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, ăn uống cũng như tâm lý của phụ nữ.
  • Viêm đại tràng là bệnh lý phổ biến hàng đầu trong nhóm các bệnh đường tiêu hóa. Tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng diễn biến bệnh thường phức tạp, khó xử lý dứt điểm nên dẫn tới vô số những nỗi khổ và nguy cơ biến chứng cho người bệnh, nguy hiểm nhất chính là ung thư đại tràng.
  • Hai người phụ nữ quá lứa tâm sự với nhau. Một cô than:
  • Bí tiểu (khó tiểu) là tình trạng đi tiểu tiện khó khăn, gặp nhiều ở người trưởng thành. Tuy không trực tiếp đe dọa tính mạng nhưng bệnh khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và bứt rứt.
  • “Tôi đã chán ngấy cảnh phòng ngủ thì sặc mùi nước hoa còn bếp thì nguội lạnh rồi! Tôi cần một người vợ chứ không phải một người mẫu, cô hiểu chưa?”
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY