Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

5 nỗi khổ không tỏ được cùng ai của người bị viêm đại tràng

Viêm đại tràng là bệnh lý phổ biến hàng đầu trong nhóm các bệnh đường tiêu hóa. Tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng diễn biến bệnh thường phức tạp, khó xử lý dứt điểm nên dẫn tới vô số những nỗi khổ và nguy cơ biến chứng cho người bệnh, nguy hiểm nhất chính là ung thư đại tràng.

Những nỗi khổ chỉ người viêm đại tràng mới hiểu

Nói “không” với của ngon vật lạ

Viêm và các bệnh đường ruột nói chung phần lớn được gây ra bởi các nguyên nhân liên quan đến chế độ ăn uống.

Ảnh minh hoạ

Vì vậy, thực đơn dinh dưỡng của người thường rất nghèo nàn, người bệnh kiêng khem rất khắt khe, hạn chế những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, sữa, hải sản - các nhóm thực phẩm dễ gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, kích thích đại tràng gây đau tái phát nhiều lần.

Đau bụng, rối loạn đại tiện

Đau bụng, sôi bụng, rối loạn phân có thể coi là nỗi ám ảnh khủng khiếp nhất với người bệnh viêm đại tràng. Ở những người bị nặng, mỗi lần tái phát, người bệnh có thể đi ngoài 5 - 7 lần/ 1 ngày, kéo dài liên tục 7 - 10 ngày mỗi đợt, hàm lượng nước trong phân rất cao.

Ảnh minh hoạ

Số khác lại có biểu hiện táo bón, phân sống, nát và có nhầy bọt...kèm cảm giác đau bụng không dứt. Việc này không những gây suy nhược cơ thể mà còn gây nhiều phiền toái, xáo trộn trong sinh hoạt hằng ngày.

Không dám đi đâu xa

Viêm gắn liền với nhiều nỗi lo khi đi xa: lo tìm nhà vệ sinh, lo đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, không “thân thiện” với đường ruột nhạy cảm. Các hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động xã hội của người bệnh cũng vì thế mà bị cản trở rất nhiều.

Ảnh minh hoạ

Thu*c tiêu chảy “thường trực” bên mình

Tình trạng rối loạn tiêu hóa, cụ thể là tiêu chảy nặng diễn ra phổ biến, với tần suất cao khiến người luôn luôn chuẩn bị sẵn các loại Thu*c cầm tiêu chảy để ứng phó trong tình thế cấp bách.

Ảnh minh hoạ

Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng các loại Thu*c này, phân được kìm hãm trong đường ruột, các tác nhân gây tiêu chảy cũng không được đào thải mà tích tụ bên trong cơ thể, dễ gây chướng bụng, buồn nôn, nhiễm độc…

“Có bệnh phải vái tứ phương”

Sử dụng kháng sinh, các loại tân dược kháng viêm, giảm co thắt hoặc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược… chắc chắn là những giải pháp mà người bệnh nào cũng từng tính đến và trải nghiệm. Song, với căn bệnh dai dẳng, khó xác định và loại bỏ tác nhân gây nên như thì những phương pháp trên thường không phát huy được hiệu quả lâu dài.

Ảnh minh hoạ

Giải pháp thiết thực hỗ trợ phòng ngừa và xử lý các vấn đề về đại tràng

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh là do lối sống, dinh dưỡng và sinh hoạt, từ đó gây ra các tác nhân trực tiếp như nấm, ký sinh trùng, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột…Muốn khỏi viêm đại tràng, cần phải ức chế được sự sinh trưởng của hại khuẩn, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương niêm mạc và duy trì một lối sống khoa học.

Đã từ lâu giải pháp bổ sung lợi khuẩn được coi là chìa khóa vàng giúp hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Đối với bệnh mạn tính, bổ sung lợi khuẩn có tác dụng tái tạo niêm mạc đại tràng, hình thành lớp màng sinh học để bảo vệ vết thương khỏi các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài, ngăn ngừa tình trạng tái phát. Đồng thời bù đắp lượng lợi khuẩn đã bị mất đi trong ruột non và đại tràng, giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, cung cấp đầy đủ enzym tiêu hóa thức ăn.

Tuy nhiên, các lợi khuẩn ở trạng thái đang hoạt động như Lactobacillus, Bifidobacteria với lớp vỏ là biểu mô tế bào sinh dưỡng bình thường nên dễ ch*t bởi vận chuyển, nhiệt độ. Bởi vậy, chế phẩm có thành phần là các lợi khuẩn này thường nhanh chóng bị xuống cấp theo thời gian. Thêm nữa khi sử dụng, phần lớn lợi khuẩn này sẽ ch*t tại môi trường acid dạ dày. Nên chế phẩm không tạo ra hiệu quả như mong muốn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/5-noi-kho-khong-to-duoc-cung-ai-cua-nguoi-bi-viem-dai-trang-n162225.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi sử dụng kháng sinh không có sự kiểm soát, chỉ định của bác sĩ điều trị thì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, chán ăn...
  • Levofloxacin là Thu*c chống nhiễm khuẩn thuộc nhóm fluoroquinolone. Thu*c có phổ kháng khuẩn rộng và không có đề kháng chéo giữa levofloxacin và các loại Thu*c kháng khuẩn khác.
  • “Tôi đã chán ngấy cảnh phòng ngủ thì sặc mùi nước hoa còn bếp thì nguội lạnh rồi! Tôi cần một người vợ chứ không phải một người mẫu, cô hiểu chưa?”
  • Chuyện về một cán bộ giáo dục 73 tuổi đã về hưu, sau hàng chục năm khổ sở với bệnh viêm đại tràng đã chữa khỏi bệnh và trở thành người “thắp lửa” cho hàng ngàn bệnh nhân đồng cảnh ngộ…
  • Viêm đại tràng mãn tính là một bệnh thường gặp ở người cao tuổi, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và có thể gây những biến chứng nguy hiểm.
  • Tôi hay bị đau bụng vặt, có khi đau quặn mót đi ngoài, đi xong thì đỡ đau, đi khám kết quả ghi là viêm đại tràng mạn tính.
  • Bệnh viêm đại tràng mãn tính là bệnh rất hay gặp ở nước ta, bệnh xuất hiện sau nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh vật ở ruột.
  • Viêm đại tràng mạn là tình trạng tổn thương mạn tính ở niêm mạc đại tràng, có thể tổn thương toàn bộ hoặc khu trú, do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc không rõ nguyên nhân.
  • Khi viêm loét đại tràng kéo dài, tế bào biểu mô bị loạn sản chuyển biến thành ung thư đại tràng. Năm nay tôi 40 tuổi, bị viêm đại tràng (VĐT) mạn tính, đã dùng nhiều Thu*c nhưng không khỏi. Xét nghiệm bác sĩ bảo bị nấm ruột (nấm men). Vậy xin hỏi có Thu*c gì chữa được không? Có nguy cơ gây ung thư đại tràng không? - (Nguyễn Hoàng Lương - Nghệ An)
  • Hạt vừng còn gọi là hạt mè, dầu mè có vị ngọt, tính hàn không độc, có công hiệu giải độc, tiêu nhiệt, sát trùng...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY