Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Lưu ý đặc biệt khi dùng kháng sinh levofloxacin

Levofloxacin là Thu*c chống nhiễm khuẩn thuộc nhóm fluoroquinolone. Thu*c có phổ kháng khuẩn rộng và không có đề kháng chéo giữa levofloxacin và các loại Thu*c kháng khuẩn khác.
Levofloxacin là Thu*c chống nhiễm khuẩn thuộc nhóm fluoroquinolone. Thu*c có phổ kháng khuẩn rộng và không có đề kháng chéo giữa levofloxacin và các loại Thu*c kháng khuẩn khác. Tuy nhiên, Thu*c cũng có những chỉ định chặt chẽ đối với người sử dụng.

Thu*c điều trị bệnh gì?

Levofloxacin được chỉ định để điều trị nhiều trường hợp nhiễm khuẩn như viêm xoang cấp; đợt kịch phát cấp của viêm phế quản mạn; viêm phổi mắc phải trong cộng đồng; nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, viêm thận - bể thận (kể cả loại đã kháng kháng sinh khác); nhiễm khuẩn ở da và phần mềm; điều trị hiệu quả tiêu chảy do nhiễm E.coli, lỵ trực trùng... Thu*c cũng được dùng để điều trị bệnh viêm tuyến tiền liệt, viêm tuyến vú và nhiều nhiễm khuẩn phụ khoa khác.

Ai không nên dùng Thu*c này?

Bệnh nhân tăng mẫn cảm với levofloxacin, các quinolone khác hoặc với bất cứ tá dược nào của Thu*c không được dùng levofloxacin. Bệnh nhân động kinh hoặc có tiền sử động kinh. Viêm gân, đứt gân (achilles) có thể xảy ra trong vòng 48 giờ khi bắt đầu điều trị, do đó, trong thời gian uống Thu*c này mà nghi ngờ bị viêm gân thì phải ngừng Thu*c. Nguy cơ bị đứt gân có thể gia tăng nếu dùng chung levofloxacin với corticosteroid. Tuyệt đối không dùng cho bệnh nhân có tiền sử đau gân cơ liên quan với việc sử dụng fluoroquinolone. Vì Thu*c có thể gây thoái hóa sụn ở khớp chịu trọng lực, do đó, Thu*c không nên dùng cho người dưới 18 tuổi; phụ nữ có thai và đang cho con bú. Thu*c cũng cần được thận trọng khi chỉ định cho bệnh nhân bị nhược cơ vì các triệu chứng này có thể nặng lên khi dùng Thu*c. Bệnh nhân mắc các bệnh lý trên thần kinh trung ương như bệnh động kinh, xơ cứng mạch não cũng không nên dùng Thu*c này vì có thể làm tăng nguy cơ co giật. Trong quá trình dùng Thu*c nếu bệnh nhân thấy bị tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy nặng, dai dẳng hoặc có máu thì có thể là triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc do Clostridium difficile. Nếu nghi viêm đại tràng giả mạc phải lập tức ngưng dùng levofloxacin. Bệnh nhân bị suy thận mà buộc phải dùng Thu*c này thì cần điều chỉnh liều levofloxacin và được theo dõi chặt chẽ vì Thu*c được bài tiết chủ yếu qua thận, do vậy sẽ làm tình trạng suy thận trở nên nặng hơn.

Có thể gặp tình trạng rối loạn chuyển hóa đường, bao gồm tăng và hạ đường huyết xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường nếu dùng chung levofloxacin đồng thời với một Thu*c hạ đường huyết hoặc với insulin. Do vậy, khi dùng chung các Thu*c này thì bệnh nhân cần được giám sát chặt chẽ và phải ngừng Thu*c ngay nếu xảy ra hạ đường huyết và tiến hành các biện pháp xử trí thích hợp tại chỗ. Với bệnh nhân có nhịp tim chậm, thiếu máu cơ tim cấp cũng không nên dùng Thu*c này.

Với người đang lái xe hoặc vận hành máy móc nên uống Thu*c trong thời gian nghỉ ngơi, vì Thu*c có thể gây ù tai, chóng mặt, buồn ngủ và rối loạn thị giác.

Và thận trọng khi dùng

Trong quá trình dùng Thu*c, có thể gặp các triệu chứng khó chịu ở hệ tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, ói mửa, khó tiêu (nặng bụng), đau bụng. Hiếm gặp tiêu chảy có máu, viêm ruột/đại tràng, kể cả viêm đại tràng giả mạc, hạ đường huyết, nhất là trên bệnh nhân đái tháo đường.

Với phản ứng ngoài da, các hiện tượng nổi mẩn, ngứa cũng ít khi gặp phải. Hiếm khi gặp hiện tượng nổi mề đay, co thắt phế quản/khó thở, phù Quincke (phù mặt, lưỡi, họng hoặc thanh quản), hạ huyết áp, sốc phản vệ (phản ứng dị ứng nặng có thể gây Tu vong nhanh), nhạy cảm ánh sáng. Một số trường hợp cá biệt bị nổi mụn rộp nặng như hội chứng Stevens-Johnson (phản ứng nổi bọng nước ngoài da và niêm mạc), hoại tử thượng bì nhiễm độc, viêm đỏ da đa dạng xuất tiết...

Có thể gặp hiện tượng nhức đầu, ù tai, chóng mặt, buồn ngủ và mất ngủ. Tuy các trường hợp trầm cảm, lo sợ, phản ứng loạn thần, cảm giác bất thường như tê, kim châm và bỏng rát, run, kích động, lú lẫn, co giật, rối loạn thị giác và thính giác, rối loạn vị giác và khứu giác... có thể xảy ra nhưng hiếm gặp.

Không có Thu*c giải độc đặc hiệu, do đó khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ do tác dụng phụ của Thu*c thì cần ngừng Thu*c ngay và thông báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt để được hướng dẫn xử trí hoặc nhập viện điều trị.

BS. Nguyễn Thị Thúy

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-luu-y-dac-biet-khi-dung-khang-sinh-levofloxacin-13158.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng sốc phản vệ bao gồm: phát ban loang lổ, ngứa. Mặt, mắt, môi hoặc cổ họng sưng phù...
  • Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Nếu được phát hiện sớm, ung thư này thường có khả năng chữa khỏi cao.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Đông y chia bệnh này làm 3 loại: bàng quang tích nhiệt, bàng quang ứ trở, thận dương hư suy.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Tuyến tiền liệt nằm bao quanh phần trên cùng của niệu đạo. Khi tuyến tiền liệt khoẻ mạnh, không gây ra vấn đề gì, nhưng nếu rối loạn xảy ra trong tuyến tiền liệt, mô trong tuyến này sẽ phồng lên hoặc lớn lên gây chèn ép niệu đạo và ảnh hưởng đến khả năng tiểu tiện.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY