Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Viêm đại tràng ăn gì, kiêng ăn gì?

Viêm đại tràng là bệnh lý tiêu hóa thường gặp với tỷ lệ đến hơn 20% dân số Việt Nam mắc phải. Bệnh khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính do nhiễm khuẩn qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để, sau nhiều lần tái phát, bệnh chuyển sang mạn tính gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Vì là bệnh “từ miệng mà ra” nên chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến diễn tiến bệnh lý. Vậy người mắc viêm đại tràng nên ăn gì, kiêng gì?

Viêm đại tràng – Bệnh từ miệng mà ra

Bệnh lý viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa với nhiều mức độ khác nhau. trường hợp nhẹ có xuất hiện các vết viêm gây đau đớn, giai đoạn nặng có thể xuất hiện các ổ loét, xuất huyết, hay có thể là những ổ áp xe ở đại tràng. viêm đại tràng mới tiến triển thường nhẹ nhưng nếu không được điều trị dứt điểm bệnh sẽ ngày càng nặng lên có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết đại tràng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng…

viêm đại tràng – “bệnh từ miệng ra”nên cần lưu ý đặc biệt về chế độ dinh dưỡng

Viêm đại tràng mạn tính được đặc trưng bởi các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đau bụng, phân rối loạn (khi lỏng, khi nát, khi táo), không thoải mái sau khi đại tiện và có cảm giác mót đi nữa.

Viêm đại tràng là bệnh lý liên quan trực tiếp tới chế độ dinh dưỡng của người bệnh. nếu không đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa với nhiều đợt kế tiếp dẫn đến viêm đại tràng. hoặc do virus gây ra hoặc ăn phải rau sống, uống nước không đảm bảo sẽ mắc lỵ amip cũng có thể dẫn đến viêm đại tràng.

Ngoài ra, nam giới uống rượu bia nhiều, nhất là lớp trẻ, khi đó mất cân bằng đường ruột và tiêu diệt vi khuẩn có ích và là nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng. Trẻ em ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ nướng, rán, ít ăn rau cũng dẫn đến viêm đại tràng.

Viêm đại tràng nên ăn uống như thế nào hợp lý?

Vì là bệnh lý liên quan tới chế độ ăn uống nên điều mà nhiều người quan tâm chính là mắc viêm đại tràng nên ăn gì để tốt cho đại tràng nói riêng và sức khỏe nói chung. để xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho đại tràng, người bệnh nên nắm được một số nguyên tắc chung như sau:

- đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể: viêm đại tràng là bệnh về đường tiêu hóa có thể làm người bệnh khó hấp thu các chất dinh dưỡng, người bệnh thường sụt cân đột ngột và tăng nguy cơ mắc bệnh suy dinh dưỡng. do đó, nếu mắc viêm đại tràng đặc biệt cần có chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng theo nhóm tuổi, theo giới, theo mức lao động, chế độ ăn khoảng 30-35 kcal/kg cân nặng, chất đạm cần 1-1,2 gam/ngày.

- chia nhỏ khẩu phần ăn: người bệnh mắc viêm đại tràng thường thấy dễ chịu khi chia nhỏ bữa ăn hàng ngày. việc chia nhỏ bữa ăn cũng có thể giúp người bệnh tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ những loại thực phẩm mà bạn ăn.

- Tập ghi chép nhật ký dinh dưỡng: Người bệnh nên ghi vào sổ những thực phẩm tốt và không tốt cho hệ tiêu hóa để có chế độ ăn hợp lý, không làm nặng thêm các triệu chứng bệnh và duy trì cơ thể khỏe mạnh.

- Hạn chế những thực phẩm có thể gây dị ứng cho cơ thể: Nếu người bệnh bị dị ứng với một thực phẩm nào đó thì nên thay thế bằng những thực phẩm khác cũng có hàm lượng dinh dưỡng tương đương để cơ thể không bị thiếu hụt các dưỡng chất.

- Duy trì đủ nước cho cơ thể, nên uống từ 6 - 8 ly nước mỗi ngày, 1 ly khoảng 240ml, tương đương 1,6 - 2 lít/ngày.

Ngoài những lưu ý trên, người bệnh cần nắm rõ những loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn để xây dựng thực đơn hàng ngày cho hợp lý.

Người bệnh viêm đại tràng nên ăn gì?

Dưới đây là những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa mà người viêm đại tràng nên bổ sung cho cơ thể.

- thực phẩm nhẹ, dễ tiêu như gạo, khoai lang, ngũ cốc, khoai tây…đây là thức ăn dạng mềm, dễ tiêu, giúp đại tràng hấp thu chất dinh dưỡng nhanh chóng mà không làm tăng nặng gánh nặng cho đại tràng.

- Thực phẩm giàu đạm như cá, thịt nạc, đậu phụ… sẽ cung cấp đầy đủ khoáng chất giúp làm lành tổn thương niêm mạc đại tràng, giảm tình trạng viêm nhiễm của niêm mạc đại tràng. Các loại cá giàu axit béo omega-3 cũng có thể làm giảm triệu chứng bệnh. Ngoài ra, các loại cá, có thể cung cấp omega-3 cho cơ thể từ các nguồn khác như dầu hạt lanh, hạt lanh xay và quả óc chó.

- Nên ăn các loại rau xanh như rau ngót, rau muống, cải xanh… cung cấp vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại vi khuẩn có hại cho đại tràng.

- Ăn nhiều hoa quả tươi như chuối chín, dưa hấu, táo… giúp thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương đại tràng, nâng cao sức khỏe cơ thể, ngăn ngừa bệnh tái phát.

- Các loại sinh tố, nước hoa quả chứa nhiều vitamin A, B, K, E rất tốt cho đường ruột và cải thiện tiêu hóa.

Những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa nói chung và đại tràng nói riêng có thể giúp cải thiện triệu chứng ở nhiều người bệnh nhưng thức ăn dung nạp vào cơ thể của mỗi người là khác nhau. người bệnh vẫn có thể gặp những triệu chứng bất thường nếu cơ thể không tiêu hóa tốt các thực phẩm mà người bệnh viêm đại tràng khác thấy dễ chịu khi ăn. tốt hơn hết là bản thân mỗi người nên lưu ý ghi chép lại những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của mình và tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết.

Mắc viêm đại tràng không nên ăn gì?

Một số loại thực phẩm có thể làm nặng thêm các triệu chứng của viêm đại tràng ở đa số các bệnh nhân. vì thế, bạn nên nhận biết cách xác định thực phẩm nào giúp giảm và tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh. ngoài ra, chế độ ăn uống lành mạnh cũng là một trong những cách giúp bạn phòng ngừa được bệnh viêm đại tràng.

Dưới đây là các thực phẩm phổ biến có thể làm gia tăng các triệu chứng ở người bệnh viêm đại tràng:

- đường sữa lactose: một số bệnh nhân viêm đại tràng thường gặp các triệu chứng không dung nạp với đường sữa lactose. lactose thường được tìm thấy trong các sản phẩm từ bơ sữa, đặc biệt là sữa bò. những bệnh nhân có các dấu hiệu không dung nạp lactose cũng nên tránh các thực phẩm từ bơ sữa để không gây ra các triệu chứng làm bệnh trở nên tệ hơn.

- Các chất kích thích như rượu, bia, cafe, trà...: Các chất này có thể làm gia tăng tình trạng tiêu chảy ở một số bệnh nhân. Bên cạnh đó, một số loại soda và bia có chứa carbonate gây kích ứng đường tiêu hóa và làm tăng chứng ợ hơi ở người bệnh. Cà phê, trà, chocolate hoặc chất làm ngọt nhân tạo cũng là các tác nhân gây ra tình trạng viêm đại tràng.

- rau có màu xanh đậm như bắp cải, cải brussel và bông cải xanh: các loại rau này chứa nhiều chất xơ làm các triệu chứng khó tiêu đau bụng ở bệnh nhân viêm đại tràng nặng lên.

- thực phẩm nhiều dầu mỡ: người viêm đại tràng nên tránh mỡ động vật, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào như khoai tây chiên, gà rán, thịt mỡ, hamburger…

- Đồ ăn có nhiều đường: Người bệnh khi ăn nhiều đồ ngọt hay các sản phẩm làm từ đường hóa học thường cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng và tiêu chảy. Đặc biệt, một số người bệnh còn có chứng không dung nạp đường fructose gây ra tình trạng chuột rút và tiêu chảy. Đường fructose thường được tìm thấy trong xi-rô ngô, nước ép trái cây.

- Thực phẩm cay nóng như lẩu thái, mì cay, ớt, tiêu…: Với những bệnh nhân mắc viêm đại tràng, khi ăn những loại thực phẩm này dễ thấy tình trạng bệnh tăng nặng nhanh chóng, tình trạng đau bụng đầy hơi thường gặp ngay sau khi ăn.

- người bị đại tràng không nên ăn những loại hải sản chưa được nấu chín kỹ. ngoài hải sản, người bệnh cũng không nên ăn bất kỳ loại thực phẩm nào chưa được nấu chín kỹ, đặc biệt là không nên ăn thực phẩm sống. thực phẩm sống có chứa nhiều vi khuẩn kí sinh gây ra tình trạng đau bụng và đi ngoài, vừa có thể là nguyên nhân gây nên bệnh lý viêm đại tràng lại vừa là nguyên nhân làm tăng nặng triệu chứng ở những người viêm đại tràng lâu năm.

Bên cạnh chú ý về dinh dưỡng đúng cách cho bệnh viêm đại tràng tràng, chế độ dùng Thu*c và điều hòa sinh hoạt cũng ảnh hưởng và tác động lớn đến bệnh.

Chế độ ăn cho người viêm đại tràng chỉ là cách giúp người bệnh giảm thiểu triệu chứng chứ không giúp điều trị khỏi hay dứt điểm bệnh. việc điều trị phải dùng Thu*c theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất. viêm đại tràng là căn bệnh dễ mắc, khó chữa, bệnh có thể dai dẳng kéo dài nên người bệnh cần có sự tư vấn và theo dõi điều trị của các bác sĩ, cần ghi chép các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn để điều chỉnh chế độ ăn uống từng ngày, giúp bệnh có thể được kiểm soát tốt, nâng cao chất lượng sống.

Tổng đài bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị 1800 5454 35 / zalo 0916 561 338.

Thu*c thảo dược đại tràng hoàn p/h

điều trị hiệu quả viêm đại tràng cấp và mạn tính

đau bụng, đầy hơi, khó tiêu

Thành phần (cho 1 gói x 4g): bột bạch truật 0,65g; bột mộc hương 0,35g; bột hoàng đằng 0,40g; bột hoài sơn 0,42g; bột trần bì 0,25g; bột hoàng liên 0,54g; bột bạch linh 0,35g;bột sa nhân 0,35g; bột bạch thược 0,35g; cao đặc cam thảo 0,04g; cao đặc đảng sâm 0,22g; mật ong vừa đủ 4g

công dụng:

chữa chứng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, kiết lỵ, viêm đại tràng cấp và mạn tính.

cách dùng và liều dùng:

ngày uống 3 lần, mỗi lần 01 gói, uống sau bữa ăn. đợt điều trị 4 – 6 tuần.

thận trọng: thận trọng khi dùng Thu*c cho phụ nữ cho con phú

tác dụng không mong muốn: chưa thấy có báo cáo.

nhà sản xuất và phân phối công ty tnhh đông dược phúc hưng

96 – 98 nguyễn viết xuân, hà đông, hà nội

liên hệ: 1800 5454 35 – 0916 561 338

https://viemdaitrang.com.vn/

số giấy xác nhận 0790/2018/xnqc/qld

đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

PV

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/viem-dai-trang-an-gi-kieng-an-gi-n196085.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh viêm đại tràng mãn tính là bệnh rất hay gặp ở nước ta, bệnh xuất hiện sau nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh vật ở ruột.
  • Viêm loét đại tràng có phải là bệnh xảy ra ở một số người có nguy cơ cao không? Nguy cơ này là gì và có thể tránh được không.
  • Nếu phát hiện muộn, bệnh không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người bệnh mà còn gây ra các biến chứng nguy hiểm.
  • Viêm đại tràng mạn là tình trạng tổn thương mạn tính ở niêm mạc đại tràng, có thể tổn thương toàn bộ hoặc khu trú, do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc không rõ nguyên nhân.
  • Bài Thuốc này có nguồn gốc từ Trung Quốc, được dòng họ Lý mang sang Việt Nam, và ngày nay, chỉ còn một chân truyền duy nhất là ông Lý Văn Sèng ở Hà Giang.
  • Khi viêm loét đại tràng kéo dài, tế bào biểu mô bị loạn sản chuyển biến thành ung thư đại tràng. Năm nay tôi 40 tuổi, bị viêm đại tràng (VĐT) mạn tính, đã dùng nhiều Thu*c nhưng không khỏi. Xét nghiệm bác sĩ bảo bị nấm ruột (nấm men). Vậy xin hỏi có Thu*c gì chữa được không? Có nguy cơ gây ung thư đại tràng không? - (Nguyễn Hoàng Lương - Nghệ An)
  • Hạt vừng còn gọi là hạt mè, dầu mè có vị ngọt, tính hàn không độc, có công hiệu giải độc, tiêu nhiệt, sát trùng...
  • Mangyte cho em hỏi, Em bị polyp trực tràng đã cắt hơn 1 tháng rồi, hiện em vẫn còn cảm giác đi cầu chưa hết nên được 1 BS quen khuyên nội soi lại xem có sót không. Em muốn soi luôn đại tràng cho chắc (em có ông nội đã từng bị polyp và ung thư đại tràng). Nay em muốn hỏi Mangyte nên soi ở đâu ngoài Hòa Hảo Medic, vì giá tới 2 triệu (dùng Thu*c)? BV Bình Dân và BV Đại học Y Dược ở đâu soi và điều trị tốt hơn, giá hiện nay ra sao? Em có BHYT và rất hạn chế về tài chính. Em cảm ơn BS!
  • Em năm nay 25 tuổi, sau khi ăn bất cứ thứ gì em đều bị đi cầu, có khi kèm theo máu tươi nhỏ giọt hoặc dính theo phân. Vậy em có bị ung thư đại tràng không? Em nghe nói muốn kiểm tra thì phải nội soi đại tràng phải không ạ? Em sợ nội soi lắm. Mangyte biết nơi nào nội soi đại tràng có gây mê không, chỉ cho em với. Và em cần chuẩn bị gì trước khi nọi soi, chi phí như vậy là bao nhiêu ạ? (Nhật Huy - Q.8, TPHCM)
  • Nội soi đại tràng (colonoscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong lòng đại tràng (ruột già) của bạn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY