Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Gia đình 5 người F0 chiến đấu với Covid-19 tại nhà

Chị Giang cùng 4 thành viên trong nhà chuyển từ lo lắng sang suy nghĩ lạc quan, quyết tâm cùng nhau chiến đấu khi nhận kết quả dương tính Covid-19.

Lo lắng nhận kết quả dương tính

Nguyễn Thị Minh Giang, TP HCM chưa từng nghĩ sẽ có cơ hội "trải nghiệm" Covid-19. Chị tự tin vào sức khoẻ của bản thân khi thường xuyên leo núi, tuần tập gym 3 lần, thường trêu mọi người "mình khoẻ như trâu". Dịch bệnh bùng phát mạnh, chị Giang làm việc online, chỉ ra ngoài mua thực phẩm khi cần. Chồng chị là dân chạy chuyên nghiệp, hai người không ai có bệnh nền.

Chị giang ngồi làm việc ở nhà hơn 2 tháng, chỉ dám đi ra ngoài duy nhất đúng một lần trong vòng 45 phút, gặp đúng 4 người rồi về (và tất cả đều âm tính). giang luôn nghĩ, mình có sức khỏe và đã phòng ngừa quá kỹ nên cũng không quá lo lắng khi chưa chích ngừa sớm. một bữa tối nọ, chị giang nằm ngủ thấy sốt, họng hơi đau... thức dậy, chị súc nước muối và cố gắng ngủ, nhưng vẫn thấy hơi mệt.

Chồng chị là người đầu tiên có triệu chứng sốt, đau họng. Một ngày sau, Giang cũng có biểu hiện tương tự. Cả hai nghĩ chắc chỉ cảm cúm do thay đổi thời tiết nên tích cực súc miệng nước muối, nghỉ ngơi, ngủ đủ. Thế nhưng, cảm giác mệt mỏi và các triệu chứng không bớt mà lại tăng lên, cả hai vợ chồng bắt đầu lả người.

Hôm sau, hai vợ chồng quyết định đi xét nghiệm thì nhận kết quả dương tính. Về nhà, chị Giang thông báo cho phường, chung cư, sẵn sàng để đi cách ly. Tuy nhiên, vì các bệnh viện đều quá tải nên chị được y tế phường khuyên tự cách ly, điều trị tại nhà với sự theo dõi của đơn vị y tế, nếu trở nặng sẽ vào bệnh viện. Tâm lý lo lắng xuất hiện nhưng sau vài giờ, hai vợ chồng bình tĩnh xác định "giờ mình cùng chiến đấu".

Chị Giang giấu gia đình hai bên nội, ngoại vì không muốn người thân lo lắng. Để hạn chế sự lây nhiễm, vợ chồng chị thuê một căn hộ khác cho hai con, nhờ em chồng đến chăm sóc. Dẫu vậy, vài ngày sau, ba cô cháu có hiểu hiện ho, sốt, kết quả xét nghiệm dương tính, chị quyết định đưa mọi người về nhà. Lúc này, chồng ở phòng khách, hai đứa nhỏ một phòng, chị Giang và em chồng ở phòng riêng.

Chị Nguyễn Minh Giang, 38 tuổi, ở TP HCM trải qua 25 ngày chiến đấu với Covid-19.

25 ngày điều trị tại nhà

Đêm đầu tiên, chị sốt kèm đau họng, có dấu hiệu khó thở. "Chỉ nhấp ngụm nước lọc mà Giang cũng có cảm giác như có ai cầm dao lam cứa vào cổ họng, đau đến ứa nước mắt", chị Giang nói.

Mệt mỏi nhưng chị vẫn cố uống sữa, cứ đều đặn 30 phút lại xịt mũi với dung dịch bào tử lợi khuẩn để thông thoáng đường thở. chị sốt cao khiến đầu óc lơ mơ, lúc mê lúc tỉnh và đêm có thêm vài cơn sốt, ho.

Sang ngày thứ 2, biểu hiện bệnh rõ rệt hơn, lúc này chị Giang mất vị giác, khứu giác, ho, sốt, tức ngực. Chị duy trì đo nồng độ oxy trong máu 30 phút/lần. Có lúc chị nhìn thấy chỉ số tụt xuống 75 - 80%, máy kêu liên hồi khiến bản thân thêm hoảng loạn, mất bình tĩnh, cảm giác khó thở rõ rệt. Trấn an tinh thần, chị ngồi dậy, bình tĩnh hít thở, cố gắng suy nghĩ tích cực.

Niềm an ủi lớn nhất với chị Giang lúc đó là các con dù cũng có đủ triệu chứng nhưng nhẹ hơn, vẫn ăn và chơi. 3 thành viên còn lại trở thành "bác sĩ của chính mình", lắng nghe cơ thể và chủ động công việc cá nhân. Nếu sốt, cả gia đình sẽ nghỉ ngơi. Khi cơ thể khỏe, các thành viên đi lại, cố gắng vận động nhẹ. Gia đình liên tục mở cửa phòng, để không gian sống thông thoáng, uống nước nóng pha chanh đào mật ong thay nước lọc.

Những ngày tiếp theo, dù cơ thể đau nhừ, 5 người trong gia đình chị Giang vẫn cố gắng ăn cháo, trộn cơm với canh để húp, uống thêm sữa, quyết không bỏ bữa để không mất sức. "Lúc này, việc ăn uống trở nên khó khăn, từng thìa cháo đưa vào miệng, Giang cũng cảm thấy không có mùi vị, nuốt xuống thì đau đến xé họng", chị Giang kể.

Từ ngày thứ 7 bệnh vào "đỉnh", chị Giang bớt sốt nhưng ho đến đau tức lồng ngực, hụt hơi liên tục, cứ đi tắm cũng thở, ăn xong cũng thở, bước vài bước là thở. Chị kể, giai đoạn ngày thứ 7, 8, 9 là "kinh khủng nhất và rất hên xui", cho dù là thanh niên, trai tráng đều có thể trở nặng rất nhanh. Mặc dù gia đình chuẩn bị sẵn máy thở đề phòng trường hợp cấp bách nhưng có những lúc chị thấy sợ hãi. "Sợ mình ch*t, sợ nhỡ làm sao thì con cái sau này ra sao? Thế nhưng Giang cố gắng giữ bình tĩnh, không hoảng loạn để trấn an cả nhà trong cuộc chiến không hề dễ dàng", chị tâm sự.

Sau khi may mắn vượt qua giai đoạn nguy hiểm này, những ngày tiếp theo thứ 10,11,12 cho đến hiện tại chị đều đặn ăn 3-4 bữa, ăn trái cây, uống nước cam, vẫn cố gắng duy trì: ăn, vận động nhẹ và "thở". đồng thời, cứ 30 phút thì chị xịt mũi họng bằng dung dịch bào tử lợi khuẩn một lần.

Chị giang cho biết, bào tử lợi khuẩn đã giúp chị dễ thở hơn, dịch mũi không còn đông đặc.

Gần 25 ngày chiến đấu với covid-19, sức khỏe 5 thành viên trong gia đình dần hồi phục. chị giang và con trai đã xét nghiệm âm tính lần một. cơ thể vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, vẫn có những lúc khó thở nhưng chị duy trì việc tập thể dục, ăn uống đủ chất, không bỏ bữa, tiếp tục vệ sinh mũi họng.

"Triệu chứng đáng sợ nhất là khó thở do dịch mũi đông đặc lại. xông hơi bằng lá Thu*c, viên tràm. Mỗi lần xông,Giang há miệng và hít thở, xịt mũi bằng dung dịch Navax liên tục. Giang dùng hết 2 thùng, vì mũi đông đặc nên phải làm thông thoáng mới thở được", chị Giang kể lại.

Trải qua những ngày chiến đấu với Covid-19, chị Giang gửi gắm lời nhắn nhủ mọi người đừng chủ quan với dịch bệnh, có cơ hội chích vaccine thì chích ngay, làm trước những việc như xịt mũi, súc miệng, xông hơi, ăn ngủ nghỉ, tăng sức đề kháng, tuân thủ 5K. Nếu dương tính với Covid-19 thì cần giữ bình tĩnh và một tinh thần lạc quan, tham khảo lại các phương pháp chăm sóc của cơ quan y tế hướng dẫn, chọn lọc áp dụng theo hoàn cảnh của mỗi người.

Lê Nguyễn

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/gia-dinh-5-nguoi-f0-chien-dau-voi-covid-19-tai-nha-4342411.html)

Chủ đề liên quan:

bào tử lợi khuẩn sức khỏe

Tin cùng nội dung

  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Thói quen uống rượu bia, hút Thu*c lá, thừa cân ở nam giới...không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng cả vấn đề sinh sản
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY