Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Muốn vượt qua những nỗi khổ niềm đau bên trong, chúng ta cần chăm sóc chúng chứ không phải trốn chạy chúng!

Đôi khi, chúng ta rơi vào tuyệt vọng, phiền não vì cuộc sống bất như ý đến với mình. Ta chơi vơi đi tìm đáp án cho câu hỏi: Làm sao để có thể thoát khỏi những đau khổ trong cuộc đời này? Nhưng cuộc sống vốn vô thường, không có điều gì ta lường trước hay tránh được. Khi những điều bất như ý xuất hiện trong cuộc sống, thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyên chúng ta có thể đón nhận khổ đau qua những cách sau:

Nhận diện và thừa nhận những khổ đau

Có rất nhiều người trốn tránh những phiền muộn khổ đau vì không dám đối diện với nó, vì nó mà buông xuôi mọi thứ, ngập chìm trong sự chán chường, cô quạnh. sự tối tăm trong tâm hồn cứ thế lớn dần khiến chúng ta không dám bước tiếp, từ đó con đường dẫn đến sự bất hạnh và khổ đau như một trong đời.

Thiền sư nhấn mạnh trong cuốn sách tâm tình với đất mẹ: "nếu chúng ta thừa nhận rằng chúng ta đang có đau khổ thì ta mới có một cơ hội để chuyển hóa những đau khổ đó." khi chấp nhận niềm đau nỗi khổ như một phần tất yếu của cuộc sống, ta nhìn sâu, lắng nghe được bản thân mình. khi lắng nghe có chánh niệm, ta có thể đạt tới sự hiểu thấu và làm giảm khổ đau. chúng ta phải có mặt thực sự cho chính ta thì ta mới có thể hiểu được những đau khổ và khó khăn của mình.

Thực tập chánh niệm trong hơi thở

Huấn luyện bản thân thực tập chánh niệm – chánh niệm trong hơi thở, ngồi thiền, thiền hành. bởi vì khi thực hiện những điều này trong chánh niệm, ta sẽ có nhiều sức mạnh hơn, vững chãi hơn. không có chánh niệm, ta có thể bị nhấn chìm thực sự. nhưng với chánh niệm, ta chủ động hơn. có cơ hội hiểu nỗi khổ niềm đau của mình và nhìn thấy được lối thoát cho vấn đề của mình. khi hiểu được khổ đau của mình, tự thân khổ đau sẽ chuyển hóa.

Chúng ta nói về nghệ thuật khổ đau. có thể học cách chế tác hạnh phúc từ việc chuyển hóa những đau khổ. ta học hỏi được rất nhiều từ những khổ đau của mình. bên cạnh đó, có thể lắng nghe những đau khổ của bản thân với lòng từ bi, ta cũng có thể làm điều tương tự với người khác. khi ta thấy một người đau khổ, từ bi ứa ra từ tim ta, và ta muốn làm một điều gì đó để giúp cho người ấy bớt đau khổ. bởi vì ta thấy và hiểu được những đau khổ của họ, ta sẽ không chỉ trích những hành động hay lời nói của họ. ta chỉ muốn giúp họ bớt khổ mà thôi.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Muốn vượt qua những nỗi khổ niềm đau bên trong, chúng ta cần chăm sóc chúng chứ không phải trốn chạy chúng! - Ảnh 1.

Hiểu được rằng không có gì sinh ra, không có gì mất đi

Trong cuốn sách nổi tiếng thích nhất hạnh cho rằng đối với đa số, chúng ta đau khổ nhiều nhất vì ý niệm đến-đi. chúng ta nghĩ rằng những người thương của ta đã đến từ một nơi nào đó và nay sẽ đi tới một nơi nào đó. nhưng bản chất của thực tại là không đến cũng không đi. chúng ta không từ đâu tới mà cũng không đi về đâu cả. khi nhân duyên đầy đủ thì ta biểu hiện, khi nhân duyên hết thì chúng ta ẩn tàng. điều đó không có nghĩa là chúng ta không hiện hữu. giống như khi làn sóng phát thanh không phát ra âm thanh, thì chúng chỉ không biểu hiện mà thôi.

Khi mất một người mình thương thì hẳn là ta đau khổ. Nhưng nếu bạn biết nhìn sâu, bạn có cơ hội để nhận ra rằng bản thể của người đó là vô sinh, bất diệt. Chỉ có sự biểu hiện và sự ngừng lại để biểu hiện dưới hình thức khác mà thôi. Bạn phải rất tinh và tỉnh thức để có thể nhận ra sự biểu hiện mới của người thương đó. Nhưng khi thực tập và cố gắng, bạn có thể làm được chuyện này.

Nếu biết thực tập và thấm nhuần thực tại vô sinh bất diệt, nếu ta hiểu được rằng đến-đi, tới lui chỉ là những ý niệm, và nếu ta hiện diện một cách vững chãi, bình an, thì ta có thể độ được người sắp ch*t. ta có thể giúp họ bớt hẳn sợ hãi và đau khổ. ta có thể giúp họ ch*t một cách bình an. ta có thể giúp chính ta hiểu rằng không có sự ch*t, nghĩa là không có sợ hãi. chỉ có sự tiếp tục mà thôi.

Một khi bạn hiểu rằng đời sống của con người và vũ trụ chỉ là những biểu hiện, chúng ta sẽ được bình an vô cùng. nếu bạn đang đau khổ vì mất một người thân thương, xin hãy tập nhìn sâu để trong bạn.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Muốn vượt qua những nỗi khổ niềm đau bên trong, chúng ta cần chăm sóc chúng chứ không phải trốn chạy chúng! - Ảnh 2.

Thực tập vô thường

Chúng ta thường buồn rầu và đau khổ rất nhiều khi sự vật thay đổi. nhưng sự thay đổi, sự vô thường có khía cạnh tích cực của nó. nhờ vô thường mà mọi sự vật mới có cơ hội. đời sống nhờ vô thường mới hiện hữu. nếu hạt bắp không vô thường thì hạt bắp không bao giờ có thể biến thành một cây bắp. nếu không vô thường thì cây bắp không thể cho ta trái bắp để ăn được. nếu con gái quí vị không thay đổi thì nó không thể lớn lên để trở thành một phụ nữ. và cháu bạn sẽ không bao giờ ra đời. vậy, thay vì than vãn về vô thường, nên nói: "hoan nghênh vô thường, chúc vô thường mãi mãi". hãy sung sướng. khi thấy được phép lạ của vô thường, nỗi đau buồn của sẽ qua đi.

Tất cả đều có thể hiểu vô thường bằng trí óc, nhưng như thế thì không hiểu được chân nghĩa của nó. trí não không đưa tới giải thoát. khi vững chãi và có định lực, ta có thể thực tập nhìn sâu. khi nhìn sâu và hiểu được bản chất của vô thường, ta có thể quán chiếu về cái hiểu biết sâu xa đó. như vậy cái hiểu về vô thường trở thành một phần của con người chúng ta. nó trở thành sự thực tập hàng ngày của ta. phải duy trì sự giác ngộ về vô thường đó để có thể nhìn thấy và sống với vô thường trong mọi lúc. nếu thiền quán về đối tượng vô thường, ta sẽ nuôi dưỡng được tri giác về vô thường khiến cho nó sống trong ta hằng ngày. tu tập như thế, vô thường sẽ là chiếc chìa khóa mở cho ta cánh cửa vào chân lý thực tại.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Muốn vượt qua những nỗi khổ niềm đau bên trong, chúng ta cần chăm sóc chúng chứ không phải trốn chạy chúng! - Ảnh 3.

Thích nhất hạnh sinh năm 1926 tại thừa thiên - huế với tên khai sinh là nguyễn xuân bảo. ông vừa là thiền sư vừa là giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình. được đánh giá là một lãnh đạo phật giáo có ảnh hưởng lớn ở phương tây, sau đức đạt lai lạt ma thứ 14. thích nhất hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách, trong đó có hơn 70 cuốn bằng tiếng anh. một số tác phẩm nổi bật của ông như không diệt không sinh đừng sợ hãi, từng bước nở hoa sen, tâm tình với đất mẹ, đường xưa mây trắng…tính đến nay, tổng số lượng sách xuất bản ở saigon books của đã bán đến tay bạn đọc là 40,580 cuốn sách.

(Bài viết trích từ sách Tâm tình với Đất Mẹ và Không diệt không sinh đừng sợ hãi của Thích Nhất Hạnh)

Ngọc Tú

Mạng Y Tế
Nguồn: CafeBiz (https://cafebiz.vn/thien-su-thich-nhat-hanh-muon-vuot-qua-nhung-noi-kho-niem-dau-ben-trong-chung-ta-can-cham-soc-chung-chu-khong-phai-tron-chay-chung-20200622134046258.chn)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em. Khi bị tiêu chảy trẻ sẽ bị mất nước, mệt mỏi, sút cân và nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và bội nhiễm.
  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY