Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nỗi lo mang thai ở tuổi tiền mãn kinh

Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh ít mang thai do không có nhu cầu, hoặc sợ đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Bài, ảnh: THU SƯƠNG

phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh ít mang thai do không có nhu cầu, hoặc sợ đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. tuy nhiên, trong một số trường hợp, do những lầm tưởng về sức khỏe sinh sản khiến chị em vẫn mang thai ở tuổi xế chiều, khi đã lên chức bà.

Giai đoạn tiền mãn kinh, chị em cần thăm khám định kỳ, để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn các giải pháp cân bằng sức khỏe và tinh thần. Ảnh minh họa.

Giai đoạn tiền mãn kinh, chị em cần thăm khám định kỳ, để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn các giải pháp cân bằng sức khỏe và tinh thần. Ảnh minh họa.

Chị h. (44 tuổi, ở quận bình thủy, tp cần thơ) lập gia đình sớm nên vừa qua tuổi 40, chị đã dựng vợ, gả chồng cho hai con. các con đều chăm lo làm ăn, vun vén hạnh phúc. vợ chồng chị hằng cũng được thảnh thơi tuổi xế chiều, tình già ngày càng mặn nồng hơn vì có thời gian dành cho nhau. tuy nhiên, chị rất e ngại vợ chồng thân mật, sợ phải mang thai ngoài ý muốn vì kinh nguyệt của chị không đều. mới đây, qua báo chí, chị biết được thông tin về trường hợp người phụ nữ đã lên chức bà nội, nhưng không biết mình mang thai cho đến tháng thứ 7 của thai kỳ. chị hằng và nhiều chị em có cùng thắc mắc: khi nào người phụ nữ mới không còn khả năng mang thai?

BS CKII Nguyễn Thái Hoàng, Trưởng khoa Hậu phẫu, Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ, cho biết: Thời kỳ mãn kinh thường rơi vào độ tuổi 45-55, đánh dấu sự kết thúc quá trình sinh sản ở phụ nữ. Quá trình này được đặc trưng bởi sự ngừng hoạt động của buồng trứng, biểu hiện với chu kỳ kinh nguyệt sẽ kết thúc. Thông thường, sự mất kinh liên tục trong thời gian 12 tháng ở độ tuổi này khẳng định tình trạng mãn kinh.

Trước khi bước vào thời kỳ mãn kinh, cơ thể người phụ nữ sẽ trải qua một giai đoạn chuyển tiếp gọi là tiền mãn kinh, có thể kéo dài vài tháng hoặc cũng có khi vài năm. Giai đoạn này, cơ thể người phụ nữ có những dấu hiệu thể hiện các bộ phận của cơ quan sinh sản không còn hoạt động mạnh mẽ như trước nhưng cũng chưa ngừng hoàn toàn. Lúc này, các hormone sinh sản được tiết ra ít hơn dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, kèm theo một số hiện tượng như: bốc hỏa, đổ mồ hôi, rối loạn giấc ngủ, lo âu, trầm cảm, dễ tăng cân, đau nhức cơ thể, khô âm đạo, da sạm, nhăn nheo, loãng xương, giảm trí nhớ…

Khi bước vào tuổi mãn kinh, buồng trứng đã ngừng hoạt động hoàn toàn nên không thể sản sinh trứng, dẫn tới không thể mang thai tự nhiên được nữa. vì vậy, phụ nữ không thể mang thai khi đã mãn kinh thật sự. tuy nhiên, nếu người phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, sự bài tiết các hormone sinh sản tuy giảm nhưng chưa ngừng hoàn toàn và nguy cơ có thai mặc dù thấp nhưng vẫn có. khả năng mang thai trong giai đoạn này hiếm, thường xảy ra khi tình trạng mãn kinh xảy ra muộn và phụ nữ khi có nhu cầu có thai thường phải có sự can thiệp của các biện pháp hỗ trợ sinh sản chủ động.

Bs thái hoàng cho biết thêm, việc mang thai ở độ tuổi tiền mãn kinh sẽ làm gia tăng các nguy cơ bệnh lý cho mẹ và thai nhi. đối với mẹ làm tăng nguy cơ bệnh lý tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, nguy cơ thai lưu, sẩy thai, sinh non, sinh mổ… gia tăng. đối với thai nhi làm tăng nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng down, patau, edward và các bất thường dị tật khác. em bé có nguy cơ bị sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng và chậm phát triển thể chất lẫn tâm thần vận động. trên thực tế, rất ít phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh còn nhu cầu mang thai do liên quan đến nguy cơ sức khỏe của mẹ và em bé. vì vậy, các biện pháp tránh thai rất quan trọng đối với phụ nữ tiền mãn kinh.

Từ thực tế khám chữa bệnh bác sĩ ghi nhận, một số trường hợp có hiểu biết chưa đúng, như không thể có thai trong thời kỳ tiền mãn kinh. mặc dù khả năng mang thai của phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh thấp hơn so với phụ nữ trẻ, nhưng việc mang thai vẫn có thể xảy ra trong giai đoạn chuyển tiếp này. một lầm tưởng khác hay gặp là do phụ nữ sẽ trải qua thời kỳ tiền mãn kinh với các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt như không đều, tăng giảm lượng máu kinh bất thường hoặc mất kinh nguyệt một thời gian. do đó, người phụ nữ khi thấy mất kinh trong vòng vài tháng thì nghĩ bản thân đã mãn kinh rồi, nhưng trên thực tế do giảm nội tiết nên chu kỳ kinh nguyệt bất thường, có thể mất kinh thời gian ngắn rồi xuất hiện trở lại và khi buồng trứng còn hoạt động nội tiết thì nguy cơ rụng trứng và có thai vẫn còn.

Bác sĩ khuyến cáo, chị em giai đoạn tiền mãn kinh nên sử dụng biện pháp tránh thai cho đến khi mãn kinh thực sự, nghĩa là không có kinh nguyệt liên tục trong vòng 12 tháng hoặc các xét nghiệm nội tiết khẳng định tình trạng mãn kinh. do tình trạng suy giảm nội tiết ở độ tuổi tiền mãn kinh cũng như các rối loạn, bệnh lý tim mạch - chuyển hóa, bệnh lý ung thư hay xuất hiện trong độ tuổi này, phụ nữ nên đến khám và được tham vấn bởi bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn biện pháp ngừa thai an toàn, hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ của thuốc. một số biện pháp cân nhắc như thuốc tránh thai phối hợp với estrogen liều thấp, thuốc tránh thai chỉ chứa progestin, dụng cụ tử cung, que cấy tránh thai, bao cao su,… được lựa chọn tùy cơ địa và tình trạng bệnh lý của phụ nữ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/noi-lo-mang-thai-o-tuoi-tien-man-kinh-a159267.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY