Theo bà con sinh sống tại đây tình trạng đá rơi, sạt lở nhỏ lẻ thường xuyên xảy ra tại các taluy của ngọn núi này. Thậm chí, ngọn núi Khe Tương đã từng xảy ra những lần sạt lở đất, đá khiến tài sản của người dân, điểm trường học bị hư hại, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của các hộ dân nơi đây.
Gần nhất, vào ngày 8/9, sau một trận mưa lớn, nhiều mảng đất, đá từ trên ngọn núi khe tương rơi xuống và đổ thẳng vào điểm trường mầm non của bản xốp nặm làm sập tường rào. do dịch bệnh, trẻ chưa trở lại trường, nên không gây thiệt hại về người. theo người dân bản xốp nặm, hằng năm mỗi khi mùa mưa, lũ đến, người dân sinh sống dưới chân núi khe tương cứ phải nơm nớp sống trong lo âu, khiếp sợ…
Ông Lương Văn Viện, Trưởng bản Xốp Nặm lo lắng: Mỗi khi trời mưa lớn kéo dài, người dân trong bản phải ôm đồ, bế con chạy cả đêm. Theo ông Viện, mùa mưa bão, dù là ngày hay đêm, bà con không dám ở trong nhà vì sợ đất, đá từ trên núi Khe Tương bất ngờ đổ xuống. Ai cũng mong chính quyền các cấp quan tâm để bà con sớm được di dời đến nơi khác an toàn hơn.
Ông Lê Hồng Thái, Bí thư Đảng ủy xã Tam Hợp cho biết: Bản Xốp Nặm có 19 hộ với 80 nhân khẩu, người dân ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái, sống dựa vào nông lâm nghiệp. So với mặt bằng chung đời sống vẫn còn nhiều khó khăn... “Địa hình nơi ở của các hộ dân rất dốc, đồi đá trên cao rất phức tạp. Hễ mùa mưa lũ là bà con sống trong bất an, thấp thỏm, lo sợ”- ông Thái cho biết thêm.
Trước tình trạng sạt lở luôn rình rập, trong năm học 2021-2022, xã Tam Hợp đã chủ động di chuyển các cháu ở điểm trường Mầm non Xốp Nặm lên bản Văng Môn (cách 3,5 km) để học. Cô Nguyễn Thị Hà, Hiệu trưởng trường Mầm non xã Tam Hợp cho biết, toàn xã hiện tại có 5 điểm trường, trong đó có điểm trường Xốp Nặm là khá khó khăn, vất vả.
“điểm trường tại bản xốp nặm hiện có 26 cháu, phụ huynh và nhà trường rất bất an khi mùa mưa bão đang về. nguy cơ đất đá đổ xuống, sạt lở gây nguy hiểm cho cô giáo, học sinh là rất lớn”- cô hà lo lắng.
Ước nguyện của hàng chục hộ dân bản xốp nặm cũng như của chính quyền địa phương là được di dời đến nơi ở mới. “dân mong mỏi được di dời lắm, mỗi lần họp bà con đều có ý kiến. tuy nhiên, hiện nay cái khó là nguồn vốn, rất mong tỉnh quan tâm để mỗi mùa mưa về, bà con trong bản không còn nơm nớp những nỗi lo”- ông thái nói.