Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Nòng nọc khổng lồ chứa sao chủng bên trong

Hình ảnh này từ Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA / ESA cho thấy thiên hà LEDA 36252 - còn được gọi là Kiso 5649 hình dạng nòng nọc rất hiếm và khó tìm thấy trong vũ trụ.

Thiên hà LEDA 36252 còn có tên là nòng nọc. bởi vì cái đầu sáng và cái đuôi thon dài. Thiên hà này nằm tương đối gần, ở khoảng cách 80 triệu năm ánh sáng so với Trái Đất. Và chỉ có 20 thiên hà kiểu dạng phổ biến hơn trong vũ trụ sơ khai.

Các ngôi sao trong thiên hà LEDA 36252 nói chung rất già, phần lớn là các hóa thạch sống có từ vũ trụ sơ khai.

Tuy nhiên, nghiên cứu LEDA 36252 cũng dẫn đến một số kết quả bất ngờ: đầu của nó chứa một khối các ngôi sao trẻ đáng ngạc nhiên với tổng khối lượng tương đương với khoảng 10.000 lần khối lượng Mặt trời.

Những ngôi sao này được nhóm lại thành các cụm lớn và dường như bao gồm chủ yếu là hydro và heli với hầu như không có bất kỳ nguyên tố nào khác.

Các nhà thiên văn học cho rằng, sự hình thành sao mới này đã được kích hoạt khi thiên hà tích tụ khí nguyên thủy, được tạo ra bởi các quá trình tổng hợp nhiệt hạch sao trong quá khứ từ môi trường xung quanh.

Phần đuôi thon dài rải rác với những ngôi sao màu xanh sáng, chứa ít nhất bốn vùng hình thành sao rõ rệt. Các sợi nhỏ, bao gồm khí và một số ngôi sao kéo dài ra khỏi cơ thể "con nòng nọc" vũ trụ.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Space)

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nong-noc-khong-lo-chua-sao-chung-ben-trong-1376620.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY