Trung tâm Y tế huyện Hoà Vang, nơi được chọn làm Bệnh viện dã chiến để tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid-19 đầu tiên tại Đà Nẵng, nay đã trở lại hoạt động khám chữa bệnh bình thường.
Ngày 27-2, kỷ niệm ngày Thầy Thu*c Việt Nam, phần thưởng cao quý nhất mà đội ngũ y bác sĩ nơi đây đón nhận, là niềm tin yêu, sự tôn trọng và cảm phục mà các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trao tặng.
Trong cuộc chiến chống Covid-19 tại Đà Nẵng, chị Công đã có nhiều sáng kiến đặc biệt để phục vụ công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân tại đây. Từ ngày 27-7 đến 10 giờ ngày 31-7-2020 Khoa Hồi sức tích cực (ICU) và khoa Thận đã đưa vào hoạt động tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang với các kỹ thuật chỉ thực hiện tại bệnh viện Hạng I.
Để bảo đảm an toàn cho người bệnh, điều dưỡng đặng thị công đã tham mưu thành lập “tổ vận chuyển người bệnh” tại bệnh viện để hỗ trợ vận chuyển người bệnh từ khoa hồi sức cấp cứu, khoa thận đi đến khoa cận lâm sàng để chụp ctscanner, nội soi và trong các trường hợp chuyển mổ cấp cứu.
Chị cũng nghiên cứu thực hiện sáng kiến “Áp dụng thiết kế màn chắn phòng chống lây nhiễm chéo để vận chuyển người bệnh nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang”.
Chị là một người điều dưỡng hết mình vì người bệnh, ngoài công tác chuyên môn còn thực hiện công tác hậu cần cho tất cả bệnh nhân đang nằm viện điều trị, đặc biệt là các bệnh nhân nặng, bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền.
Đón chúng tôi tại khu vực phân luồng đón tiếp bệnh nhân đến khám, vẫn tất bật với công việc thường ngày, nhưng, khác là trong chiếc áo blouse trắng quen thuộc chứ không phải bộ đồ bảo hộ phòng dịch màu trắng chống dịch kín mít như hôm nào.
Vẫn ánh mắt thân thiện, những lời thăm hỏi động viên và chạy như thoi giữa công việc, chị, như niềm tự hào của nhiều điều dưỡng, đã và đang cùng nhau làm việc và tận hiến hết sức mình cho công việc nơi đầu tuyến.
Chị, đã không biết bao lần kiệt sức, rồi khóc vì áp lực, vì thương bệnh nhân, thương anh em đồng nghiệp và thương mình.
“Khi dịch đợt 2 bùng phát tại Đà Nẵng và bệnh viện Dã chiến Hoà Vang là nơi điều trị cho bệnh nhân Covid-19 thì là lúc đó, tất cả mọi người hướng về và hỗ trợ cho bệnh viện. Các đoàn y bác sĩ đầu ngành, các bệnh viện lớn, các tỉnh bạn đã về với Đà Nẵng, đây chính là sự “tiếp sức, truyền lửa” cho chúng tôi nơi đầu tuyến” - chị Công nhớ lại.
“có những ngày cao điểm nhất của dịch covid-19, bệnh viện dã chiến hoà vang kín bệnh nhân mắc covid-19 với 200 người, thực sự tôi đuối sức. nhưng, đã chọn và tâm huyết với nghề điều dưỡng hơn 30 năm qua, tôi buộc mình phải vượt qua mọi nỗi sợ hãi, vượt qua chính mình với mong muốn cháy bỏng là chăm sóc tốt cho bệnh nhân, mong dịch kết thúc thật nhanh”, chị công trải lòng.
Với một điều dưỡng khi chăm sóc các bệnh nhân mắc covid-19, đặc biệt các bệnh nhân nặng, có bệnh nền, thì công việc lại tăng thêm gấp bội phần. cũng chính nhờ sự tận tâm và tận tình ấy, cùng với các y bác sĩ tại đây, chị đã góp phần chữa trị cho 258 bệnh nhân covid-19 tại bệnh viện dã chiến hoà vang.
Như tâm sự của chị: “Nếu chỉ là việc bằng trách nhiệm không, chưa đủ. Lúc đó, bệnh viện như một công trường và để cái guồng máy trong công trường đặc biệt đó hoạt động, mỗi cá nhân là một mắt xích, tất cả đều phải động viên nhau, bằng ánh mắt và cùng hành động. Tất cả, phải xuất phát bằng tình yêu thương, tận tình vô điều kiện, góp phần quan trọng khống chế thành công dịch Covid-19, cứu sống nhiều ca bệnh nguy kịch”.
Ba em bé đã được sinh ra ngay tại Bệnh viện dã chiến Hoà Vang trong thời gian các thai phụ mắc bệnh Covid-19 điều trị tại đây. Và trong số các bệnh nhân mắc Covid-19 được chuyển đến điều trị tại đây, có bệnh nhân mới hơn hai tháng tuổi.
Với chị Công, những phút giây chờ đợi chào đón các thiên thần nhỏ chào đời trong điều kiện đặc biệt của dịch bệnh, lúc đó, là những thời khắc căng thẳng, lo lắng. Khi trực tiếp chăm sóc những em bé sơ sinh trong bộ đồ bảo hộ kín mít, lòng chị, đã không ít lần thắt lại. Cũng như khi lặng lẽ khóc một mình khi vừa chăm sóc chính đồng nghiệp của mình là các y bác sĩ bệnh viện Đà Nẵng trong tâm dịch, không may bị nhiễm bệnh Covid-19. Tim chị đau.
Giọt nước mắt xúc động của điều dưỡng Đặng Thị Công.
Lúc đầu, không riêng gì các điều dưỡng mà những người dọn vệ sinh trong bệnh viện chỉ làm được bốn ngày là đuối và đồng loạt xin nghỉ việc vì áp lực không chịu được. nhưng rồi mình động viên họ cố gắng ở lại tiếp tục làm việc. nhiều bạn điều dưỡng trong bệnh viện có con còn rất nhỏ, có bạn con mới bốn năm tháng, chưa bỏ bú, dịch bệnh bùng phát, mẹ phải vào viện và gửi con cho ông bà.
Thương nhất là sau những giờ làm việc kiệt sức trong khu vực kiểm soát nhiễm khuẩn, có những phút giây nghỉ ngơi ít ỏi, bạn điều dưỡng đó một mình vắt sữa trong nước mắt. hình ảnh đó, cùng với hình ảnh những thầy Thu*c của bệnh viện bạch mai đã đem tâm huyết của mình đến, thì không có lý gì mà mình không làm được việc.
Và tranh thủ những lúc nghỉ ngơi ngắn giữa các kíp trực, chị và các y bác sĩ đã cùng động viên nhau, sẻ chia những dòng nhật ký, những câu chuyện về cứu chữa các bệnh nhân Covid-19 lên trang cá nhân, là cách để đưa thông điệp ra bên ngoài người thân trong gia đình, cộng đồng xã hội để cho họ yên tâm, đặt niềm tin vào công việc mình đang thực hiện. Với chị, niềm hạnh phúc vô bờ và nước mắt cứ thế rưng rưng khi chứng kiến hàng chục bệnh nhân được công bố khỏi bệnh mỗi ngày.
“quá nhiều cảm xúc và tôi chỉ muốn nói hai từ biết ơn, đối với những người thầy, các y bác sĩ, điều dưỡng…đã từ nhiều miền đất nước về với đà nẵng. họ là những ân nhân, đã cùng với chúng tôi san sẻ khó khăn, tiếp thêm sức mạnh và tận tình chăm sóc, cứu chữa cho bệnh nhân”, điều dưỡng công, khóc nghẹn.
Cùng nhau vượt qua những tháng ngày khó khăn nhất của dịch covid-19, thạc sĩ, bs ckii nguyễn đại vĩnh, giám đốc trung tâm y tế huyện hoa vang, tâm sự: khi bệnh nhân đương đầu với dịch bệnh covid-19, thì chính các điều dưỡng là người chăm sóc toàn diện. các điều dưỡng luôn đặt mình vào vị trí như đang chăm sóc chính người thân của mình. với vai trò là điều dưỡng trưởng, chị đặng thị công đã truyền được cảm hứng, tình yêu thương, trách nhiệm của mình đến người nhân viên, để thực cùng hiện tốt công việc khó khăn, vất vả trong một thời gian khá dài phòng, chống dịch vừa qua.
Vinh dự là một trong 20 cá nhân tiêu biểu, xuất sắc được Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh trao tặng Giải thưởng Tỏa sáng Blouse trắng năm 2020 - Giải thưởng thường niên của UBND TP Đà Nẵng nhằm mục đích tôn vinh những gương người tốt, việc tốt trong thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Và là nhân vật truyền cảm hứng trong top 5 đại sứ truyền cảm hứng wechoice awards 2020 - kỳ diệu việt nam. đó là niềm vinh dự nhưng cũng là thử thách không nhỏ với chị, làm sao để sống, làm việc xứng đáng với những phần thưởng cao quý và ý nghĩa đó.
Chị Đặng Thị Công và Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến động viên bệnh nhân điều trị khỏi bệnh, ảnh chụp ngày 13-8-2020.
Chị tâm niệm, hãy làm việc và cống hiến hết mình trước khi được ghi nhận và tôn vinh. Đó như mục đích sống của chị, mỗi ngày.
Tập trung khống chế dịch Covid-19 lây lan