“Tất cả những nhân vật chúng tôi lựa chọn hoàn toàn không được sắp đặt, hình ảnh không quá chỉn chu, nhưng tất cả đều chân thật, chân thật như chính những người dân nơi đây” - tâm sự của nữ nhà báo Hồng Anh (Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số - VTV Digital) - cũng chính là sự lý giải cho sức hấp dẫn của tiêu điểm “M* t*y bản cao - Hệ lụy từ những chiếc bụng đói” của ê-kíp VTV Digital vừa được phát sóng trong chương trình Chuyển động 24h. Nhưng để có được sự chân thật ấy, Hồng Anh và những người thực hiện đã phải trải qua hành trình băng rừng lội suối, với “những chiếc bụng đói” nơi thủ phủ M* t*y.
Ở tỉnh Sơn La, các bản người dân tộc Mông nằm sâu trong thung lũng hoang vắng với phong cảnh tuyệt đẹp, nhưng lại trở thành điểm nóng về M* t*y. Trong thời gian gần đây, lợi dụng tình hình xảy ra dịch Covid-19 người dân hạn chế tiếp xúc, các lực lượng chức năng tập trung công tác phòng chống dịch, các loại tội phạm trong đó có tội phạm M* t*y lại gia tăng hoạt động, nhất là tại các tỉnh biên giới Việt - Lào. Xuất phát từ 1 mẩu tin nhỏ trên báo về việc thanh niên 19 tuổi vận chuyển hơn 8kg Thu*c phi*n chỉ để nhận 1 triệu đồng tiền công.
“Ngay khi đọc xong thông tin này tôi thấy chột dạ, cứ nghĩ mãi về việc tại sao có thể đánh đổi sinh mạng của mình chỉ để lấy 1 triệu đồng như thế?” - Hồng Anh nhớ lại.
Dù rất đắn đo vì quãng đường di chuyển từ Hà Nội đến Sơn La và từ thành phố Sơn La đi xuống các xã biên giới rất xa xôi cách trở, Hồng Anh tâm sự: “Khi đó tôi vẫn luôn tự hỏi liệu mình làm được gì ở một nơi xa xôi như thế, nhưng với mong muốn biết được điều gì đưa bà con đồng bào vào con đường phạm tội, những người vốn rất hiền lành, chất phác vì sao cứ lao vào con đường lao lý đã thôi thúc tôi triển khai đề tài”.
Khác với những chuyến tác nghiệp trước đây, chuyến đi lần này đối với phóng viên Hồng Anh có nhiều điểm khác khi không thể “tự do” tác nghiệp. Từ huyện xuống tới xã và các bản, phương tiện duy nhất là xe máy. Băng qua những quả đồi dốc dựng đứng, nhiều đoạn đường lởm chởm đất đá. Nơi đây tách biệt với bên ngoài, không dành cho người lạ hay khách du lịch vì độ nguy hiểm về mất an ninh trật tự.
Hồng Anh kể lại: “Tất cả mọi bước đi của chúng tôi đều phải có các cán bộ công an và biên phòng đi cùng. Họ luôn đưa ra lời cảnh báo rằng chúng tôi không được phép tự ý đi vào bất kỳ gia đình nào mà không có họ đi cùng. Và ngay khi trời sẩm tối là chúng tôi phải di chuyển ra khỏi nơi ghi hình vì lúc này là thời điểm rất nhạy cảm dễ bị các đối tượng phạm tội tấn công. Đặc biệt, nhiều tội phạm vùng biên còn luôn trang bị vũ khí để chống trả lại các cơ quan chức năng, nên việc đảm bảo an toàn cho ê-kíp được đặt lên trên hết”.
M* t*y làm suy kiệt về kinh tế, lấy đi cái ăn hằng ngày để rồi mỗi ngày trôi qua, con người chỉ biết quay quắt với 1 cái bụng đói. Phóng sự “M* t*y bản cao” miêu tả vòng xoáy của M* t*y ảnh hưởng đến đời sống của bao số phận, cướp đi mạng sống của bao con người, tài sản, sức khỏe... Không cần miêu tả chi tiết, qua hình ảnh những căn nhà “hoang”, những đứa trẻ sống lay lắt và đặc biệt là những lời chia sẻ từ nội tâm của các nhân vật đã nói lên tất cả.
Tác nghiệp ở bản vùng cao, không chỉ bất đồng về ngôn ngữ, việc tìm được những nhân vật như ý muốn là một câu chuyện phức tạp. Cả ê-kíp phải dò hỏi từ công an, biên phòng, đến trưởng bản mới tìm được những câu chuyện thực sự điển hình và thuyết phục. Tìm được nhân vật đã khó, để phỏng vấn được người dân tộc còn khó nữa, mỗi lần giao tiếp là phải qua nhiều tầng phiên dịch “công an – già làng – người dân” mới gửi được câu hỏi đến cho nhân vật và có câu trả lời. Người đồng bào thường đi nương rẫy và làm công việc tự do, nên thường chỉ tối mới về nhà. Nhưng tối lại do vấn đề về an ninh trật tự nên ê-kíp không thể ở lại bản, quá trình tác nghiệp vì thế càng bị kéo dài.
Khác với báo viết hay báo ảnh, truyền hình muốn lột tả chân thực nhân vật và phỏng vấn lấy được cảm xúc của họ có thể mất cả buổi cho một nhân vật. Điều làm nên sức hấp dẫn của phóng sự “M* t*y bản cao” cũng chính nhờ những câu chuyện, những số phận chịu ảnh hưởng bởi M* t*y và được kể từ chính nội tâm các nhân vật.
Như chị Sòng Thị Pản, ở xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu có hoàn cảnh đặc biệt khi toàn bộ người thân từ bố chồng, chồng, hai em trai đều đi cai nghiện. Một mình chị nuôi ba con nhỏ, cái đói vây quanh cả nhà.
Theo nữ nhà báo Hồng Anh: “Đây là một trong những nhân vật có hoàn cảnh đặc biệt nhưng khó phỏng vấn, hỏi gì bạn ý trả lời đó, không có cảm xúc. Chỉ đến khi tôi hỏi rằng: Em có từng hạnh phúc không? Thì lúc ấy Pản mới trải lòng, nhớ về những lời lẽ cay độc của gia đình chồng khi lên cơn nghiện. Em bật khóc và lúc đó tôi mới cảm nhận hết về nỗi đau khổ tột cùng của cô gái này”.
Pản là một trong những nhân vật “đắt” của phóng sự. Cuộc sống Sòng Thị Pản là một điển hình về nỗi khổ của người phụ nữ ở bản cao, về sự bế tắc đến cùng cực khi người thân dính vào M* t*y.
Pản là nhân vật khó phỏng vấn, nhưng em Hờ A Dong lại là nhân vật mang lại nhiều cảm xúc nhất cho khán giả về tính ngây ngô chân thật của em. Em ở xã Mường Hung, huyện Sông Mã, Sơn La, là bị can vận chuyển gần 8kg Thu*c phi*n để lấy tiền nuôi 2 em nhỏ khi cả bố và mẹ đều vào tù.
Trong cuộc phỏng vấn, Hồng Anh có hỏi để ghi hình rằng: “Em có biết thế nào là tử hình không? - Dạ em không ạ! - Tử hình có nghĩa là mình không còn được sống nữa em ạ”. Câu trả lời không biết thế nào là tử hình của cậu thanh niên khiến mọi người thực sự sững sờ. Vài người còn đặt ra sự hoài nghi về sự chân thực của nó.
“Nhưng nhìn vào sự chuyển biến thái độ của em từ lúc dửng dưng (khi chưa biết) đến lúc biết tử hình nghĩa là ch*t khiến tôi tin vào lời nói thật này. Từ khi sinh ra đã nghèo đói, nhưng hiện thực vẫn phải sinh tồn, thì có lẽ một cái bụng no là điều đầu tiên phải nghĩ đến thay vì lựa chọn sống thế nào cho đúng. Sự nghèo khó và thất học đã mang đến quá nhiều hệ lụy đau lòng cho người dân nơi bản cao” - Hồng Anh tâm sự.
Bộ phim kết thúc với cuộc phỏng vấn ngắn nhân vật Giàng A Gư - một thanh niên được ê-kíp tình cờ gặp trên đường từ xã về huyện sau một ngày quay ở xã Lóng Luông. Không hề được sắp đặt, người thanh niên tên Gư trả lời một cách lưu loát về tác hại của M* t*y, rằng “đồng tiền kiếm được từ M* t*y là hoàn toàn không xứng đáng”. Gư như một đại diện của thế hệ trẻ, thế hệ với mong muốn thoát khỏi vòng xoáy của M* t*y. Hình ảnh và lời nói Gư ở cuối phóng sự cũng là lời mà toàn bộ ê-kíp thực hiện muốn truyền tải tới người xem.
Loạt phóng sự “M* t*y bản cao” được phát sóng liên tiếp trong nhiều tuần đã đưa ra lời cảnh tỉnh đối với mỗi khán giả khi xem “Chuyển động 24h” về hiểm họa M* t*y.
Nhưng điều mà ê-kíp mong muốn hơn nữa các cơ quan, các cấp lãnh đạo, những người có thể làm thay đổi bản làng nơi đây cần phải vào cuộc quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa để hệ lụy của “cái ch*t trắng” không còn bủa vây người dân. Bằng những việc làm thiết thực, quan tâm hỗ trợ đồng bào hơn nữa, từ đời sống, đường giao thông, đến việc phát triển sản xuất. Đặc biệt, giải được bài toán về nghèo đói để cuộc sống nơi đây trở về vẻ đẹp hoang sơ, tươi đẹp và vùng vĩ của nó.
“Trong vài năm tới tôi cũng muốn trở lại đây, được gặp lại những nhân vật mình đã trò chuyện, những nhân vật hứa rằng sẽ thay đổi bản thân, cả những em bé ngây thơ đã phải trải qua sự sinh tồn không mấy dễ dàng trong trường học… Mong rằng chính những con người ấy sẽ là chủ thể làm nên sự đổi thay nơi này” - Hồng Anh hy vọng.