Kinh tế xã hội hôm nay

Nữ nhân viên Công ty Trường Sinh khỏi bệnh sau 10 ngày điều trị: Các con yên tâm không phải lo cho mẹ. Mẹ có công ty và Nhà nước lo

Nữ bệnh nhân 61 là nhân viên công ty Trường Sinh, được Bộ Y tế công bố là ca bệnh 200 nhiễm Covid-19 ngày 30/3. Sau gần 10 ngày điều trị, bà vui mừng vì đã hoàn toàn khoẻ mạnh.

15h chiều 7/4, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Hà Nội) công bố cho 11 bệnh nhân. Tất cả đều có sức khoẻ ổn định và âm tính từ 2 lần trở lên. Họ gồm: BN21, 72, 84, 111, 116, 136, 137, 192,197, 200 và 222. Như vậy đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chữa khỏi 122 ca bệnh Covid-19.

11 bệnh nhân tại Hà Nội được công bố khỏi bệnh chiều 7/4.

"Tôi không biết mình dương tính cho tới khi đọc trên báo đài"

Bà Nguyễn Thị B. (61 tuổi), là bệnh nhân 200 được Bộ Y tế công bố hôm 30/3. Bà làm việc tại công ty Trường Sinh (chuyên cung cấp dịch vụ cho Bệnh viện Bạch Mai) hơn 4 tháng, công việc hàng ngày là làm vệ sinh tại khu vực bếp ăn.

Thời điểm Bệnh viện Bạch Mai ghi nhận 2 ca bệnh dương tính đầu tiên, bà vẫn đi làm bình thường, hoàn toàn khoẻ mạnh. 2 người làm cùng có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, nhưng họ chỉ mua panadol về uống, khỏi bệnh lại tiếp tục làm việc.

Ngày 28/3, toàn bộ Bệnh viện Bạch Mai bị phong toả sau khi ghi nhận nhiều ca bệnh Covid-19. 10h tối hôm đó, bà cùng nhóm nhân viên công ty Trường Sinh được xe của Bộ Tư Lệnh Thủ đô đưa đi cách ly tập trung tại Trường quân sự Sơn Tây.

Đến 2h sáng 29/3, bà được gọi tên sang Bệnh viện Nhiệt đới, chỉ nghĩ là đi khám sức khoẻ.

"Khi đó, tôi cũng lo mình nhiễm bệnh, nhưng không biết lây từ đâu. Tinh thần hoang mang. Cứ mỗi lần bác sỹ thông báo, tôi lại hồi hộp. Đến khi đọc báo, tôi mới biết mình là bệnh nhân 200 nhiễm Covid-19", bà nói.

Bà Nguyễn Thị B. (61 tuổi) - nhân viên công ty Trường Sinh.

Quanh quẩn ở bếp ăn, bà B. không biết xung quanh mình những ai bị nhiễm bệnh và nguồn lây như thế nào. Những chuyện xảy ra bên ngoài, bà hầu như không nắm được. "Tôi già rồi, cũng biết sao. Đến nay đã 10 ngày điều trị, tôi rất vui vì đã khỏi bệnh". Bà kể, mỗi ngày 2 lần, đều được các bác sỹ đến đo thân nhiệt, đo huyết áp và phát Thu*c.

Mỗi lần người thân gọi điện, bà lại động viên: "Các con yên tâm, không phải lo cho mẹ. Mẹ có công ty và Nhà nước lo".

"Chỉ có về Việt Nam mới được chữa trị tốt"

Bác Phạm Xuân K. (55 tuổi, quê Yên Thành, Nghệ An), sống và làm việc tại tiểu bang Michigan, Mỹ. Trước đó, 2 tuần liên tiếp tại Mỹ, bác có biểu hiện nóng, sốt 38,5 độ, có lần 39 độ, đau đầu nhiều.

Sau khi đi khám, các bác sỹ tại Mỹ kết luận bác K. dương tính với SARS-CoV-2. Tuy nhiên, họ chỉ cấp Thu*c, cho bác về nhà và dặn dò tự cách ly y tế. Một tuần sau, không có bất cứ nhân viên y tế nào đến chăm sóc và hỏi han, người đàn ông quyết định đặt vé về Việt Nam.

"Bác rất sợ vì ở Mỹ một mình. Thời điểm đó, dịch bệnh tại Mỹ bắt đầu phức tạp, tuổi bác lại cao, chỉ có về Việt Nam mới được chữa trị tốt".

Nhập cảnh tại Nội Bài, bác K. được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Trải qua 2 tuần điều trị, trước khi nhận kết quả 3 lần âm tính và được công bố khỏi bệnh, người đàn ông cảm nhận được sự quan tâm, tận tình của các y bác sỹ. Điều này khiến ông yên tâm trong suốt thời gian chữa trị.

Bác Phạm Xuân K. (55 tuổi), trở về từ Mỹ và đã hoàn thành quá trình điều trị 16 ngày.

Bệnh nhân 136 Tạ Anh T. (23 tuổi), là du học sinh tại Mỹ, nhập cảnh về Nội Bài ngày 16/3. Cô cho biết, trong tuần thi giữa kỳ, nơi cô sinh sống có nhiều ca bệnh Covid. Gia đình lo lắng nên muốn cô về Việt Nam ngay lập tức. "Em đặt vé ngay cuối tuần và về nhà luôn. Lúc đấy, em rất lo, không thể báo cho các bạn khác".

"Tôi cảm thấy lạc quan vì tôi tin vào Việt Nam và các y bác sỹ"

Anh Đặng Văn B. (36 tuổi) sinh sống và làm việc tại Berlin, Đức. Thời điểm đó, Đức chỉ mới ghi nhận 1.429 bệnh nhân dương tính, 2 người Tu vong. Anh vẫn bình thường, không có biểu hiện. Để phòng bệnh, anh chỉ ở nhà, không ra đường, vì người Đức không đeo khẩu trang, anh lo sợ bị lây nhiễm nếu ra ngoài.

Ngày 15/3, vì công việc, anh về Việt Nam, được chuyển tới khu cách ly tại Sơn Tây sau khi nhập cảnh Nội Bài. 9 ngày đầu tiên, tình hình sức khoẻ của anh bình thường. Tuy nhiên, bước vào ngày thứ 10, anh cảm thấy sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi.

Anh Đặng Văn B. - bệnh nhân 137.

Ngày 23/3, anh được chuyển xuống Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, được Bộ Y tế công bố là bệnh nhân 137.

"Lúc nhận tin, tôi không hoang mang hay lo lắng, ngược lại tôi còn cảm thấy lạc quan vì tôi tin vào Việt Nam và các y bác sỹ".

Anh B. nói, tại bệnh viện, anh được các bác sỹ chăm sóc tận tình và chu đáo. "Họ động viên, quan tâm tôi từ bữa cơm hàng ngày, đến giấc ngủ. Sau 3 lần xét nghiệm âm tính liên tiếp, tôi không còn biểu hiện gì nữa, hoàn toàn khoẻ mạnh".

Cô gái 25 tuổi người Pháp, là bệnh nhân 72, cũng được công bố khỏi bệnh chiều 7/4. Cô đến Việt Nam trên chuyến bay VN18 ngày 9/3.

Tính đến 18h tối 7/4, Việt Nam ghi nhận thêm 4 trường hợp nhiễm Covid-19, nâng tổng số ca bệnh lên 249. Hà Nội hiện là địa phương với nhiều bệnh nhân nhất.

Đến nay, 122 bệnh nhân đã được điều trị khỏi và xuất viện. 127 trường hợp khác đang được theo dõi, chăm sóc tại các cơ sở y tế trên cả nước.

Theo Tổ quốc

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/nu-nhan-vien-cong-ty-truong-sinh-khoi-benh-sau-10-ngay-dieu-tri-cac-con-yen-tam-khong-phai-lo-cho-me-me-co-cong-ty-va-nha-nuoc-lo-20200407200637596.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY