Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nước là nguồn gốc của sự sống nhưng 5 thời điểm này nếu uống nhiều nước đồng nghĩa với nạp thêm chất độc cho cơ thể

Trong một số tình huống dưới đây, các chuyên gia lại khuyến nghị không nên uống nước quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nước chiếm tới 65% trọng lượng cơ thể một người trưởng thành. chúng ta đều biết nước là nguồn gốc của sự sống, nó giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình đào thải chất... trung bình mỗi ngày cơ thể mỗi người cần đến 1,5 lít nước từ thực phẩm, đồ uống để bù lại lượng nước đã mất và duy trì các chức năng cho cơ thể. chỉ cần cơ thể thiếu hụt 2% lượng nước, lập tức chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải do cơ chế phản ứng tự nhiên của cơ thể.

Tuy nhiên, trong một số tình huống dưới đây, các chuyên gia lại khuyến nghị không nên uống nước quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

1. Khi vừa ăn cơm xong

Uống nước khi bụng đang no thật sự là một quyết định sai lầm. theo chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng ts anju sood, việc uống nước ngay sau bữa ăn vô cùng nguy hiểm, nó sẽ khiến dịch vị dạ dày bị pha loãng, hệ thống tiêu hóa bị gián đoạn, dẫn đến tình trạng ợ nóng, ợ chua. đáng nói, khi hệ thống tiêu hóa bị gián đoạn, thực phẩm trong cơ thể sẽ bị chậm tiêu hóa khiến lượng đường trong máu tăng, dẫn đến béo phì, tiểu đường. theo chuyên gia, mọi người nên chờ 15-30 phút sau ăn thì mới nên uống nước.

2. Khi chức năng thận kém

Thận của chúng ta có vai trò giải độc, mỗi ngày có 1/4 lượng chất thải cần được thận đào thải ra ngoài dưới dạng nước tiểu, do đó, các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến nghị những người khỏe mạnh nên uống nhiều nước để giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

Nhưng đối với những người có chức năng thận kém thì không áp dụng được phương pháp này, vì chức năng thận không tốt thì khả năng trao đổi chất sẽ kém, uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

3. Khi bạn mắc bệnh gan

Nếu bạn đang mắc các bệnh về gan như xơ gan, xơ gan cổ trướng… thì phải kiểm soát lượng nước uống hàng ngày, nếu uống quá nhiều nước sẽ dễ làm tăng tích tụ dịch trong ổ bụng và khiến quá trình lưu thông dịch trong cơ thể bị rối loạn. nhóm đối tượng này khi uống nước cũng cần tuân thủ theo khuyến nghị của bác sĩ.

4. Khi vừa uống Thu*c điều trị viêm loét dạ dày

Hầu hết các loại Thu*c điều trị viêm loét dạ dày đều ở dạng lỏng, khi đi vào dạ dày sẽ trở thành những hạt mịn không tan, bao bọc niêm mạc dạ dày bị tổn thương để ngăn chặn sự bào mòn của axit dạ dày và phục hồi các chức năng ban đầu.

Nếu vừa sử dụng các loại Thu*c điều trị dạ dày mà bạn uống quá nhiều nước sẽ làm loãng Thu*c, giảm tác dụng bảo vệ dạ dày của Thu*c và gây lãng phí Thu*c.

Theo dược dĩ Wang Shaorong (Bệnh viện Tiantan, Bắc Kinh), khi sử dụng các loại Thu*c điều trị dạ dày bạn chỉ cần sử dụng một lượng nước nhất định để uống Thu*c, sau đó không cần uống thêm. Một số loại Thu*c dạ dày chỉ cần nhai hoặc nuốt trực tiếp, không cần thiết phải uống thêm nước, tốt nhất người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

5. Khi đang mắc các vấn đề về tim

Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của con người, có chức năng bơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể, đồng thời loại bỏ các chất thải trong quá trình trao đổi chất.

Nếu tim có vấn đề, nước vào mạch máu quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho tim. tốt nhất, những người có dấu hiệu suy tim, mắc các bệnh tim mạch hoặc người cao tuổi có chức năng tim kém không nên uống nhiều nước trong một lần. khuyến cáo người bệnh tim không nên uống quá 200ml nước mỗi lần.

Kết lại, dù nước có lợi cho sức khỏe nhưng bạn cần phân biệt tình trạng sức khỏe để uống nước cho phù hợp. hơn nữa, khi uống cần đảm bảo nhiệt độ nước được kiểm soát trong khoảng 35 độ c đến 40 độ c. nếu uống nước quá nóng không chỉ gây tổn thương niêm mạc miệng, niêm mạc dạ dày mà còn có thể gây ung thư.

(Nguồn: Aboluowang/Kknews)

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/nuoc-la-nguon-goc-cua-su-song-nhung-5-thoi-diem-nay-neu-uong-nhieu-nuoc-dong-nghia-voi-nap-them-chat-doc-cho-co-the-20200903195017406.chn)

Tin cùng nội dung

  • Năm nay cháu 24 tuổi, là nam giới. Khoảng mấy tháng mùa đông trở lại đây, cháu đi tiểu nhiều lần, không biết đó có phải là bệnh.
  • Mỗi khi uống nhiều nước là tôi đi tiểu liên tục, khoảng 5 phút một lần. Như vậy tôi có mắc bệnh gì không. Tôi vô cùng cảm ơn. (Nguyen Dut).
  • Em muốn hỏi Mangyte là tại sao em không uống Thu*c kháng sinh, chỉ uống nhiều nước mà lại khỏi viêm được? Vì em nghĩ vi trùng gây viêm nó vẫn ở đấy.
  • Thống kê bệnh nhân bị sỏi túi mật ở Việt Nam cho thấy, nông dân có tỷ lệ mắc sỏi túi mật cao hơn rất nhiều so với các nhóm đối tượng khác, so với các quốc gia khác.
  • Ai cũng biết uống nước nhiều thì tốt cho cơ thể. Nhưng công nhân chúng tôi đi tiểu nhiều bị cho là kiếm cớ trốn việc, sẽ lắm chuyện rắc rối.
  • Em đi siêu âm thì được biết em bị sỏi thận phải 14mm.Em muốn hỏi thêm BS tán sỏi ngoài cơ thể có phải nằm viện điều trị không? Mức độ nguy hiểm và chi phí cho 1 ca tán sỏi là bao nhiêu? Em cám ơn BS! (Tran Yen)
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY