Dinh dưỡng hôm nay

Nước trái cây 100% tự nhiên thật ra chứa rất nhiều đường

Các nhà khoa học chứng minh: nước trái cây 100% tự nhiên, tức nguyên chất và không bỏ thêm bất cứ gì, kể cả đường, vẫn không hẳn là một thay thế lành mạnh cho nước ngọt.

Công trình do 2 trường đại học Mỹ là Đại học Emory (Atlanta) và Đại học Cornell (New York) đã phân tích dữ liệu của 13.440 người trưởng thành, độ tuổi trung bình là 45 ở Mỹ. Hồ sơ về họ được thu thập bởi REGARDS, dự án lớn nhằm thúc đẩy ngành y tế công cộng tập trung vào việc giảm tiêu thụ đồ uống có đường.

Uống nước trái cây không đường kiểu này, hại hơn nước ngọt! - Ảnh 1.

Trong khi đó, uống quá 355 ml soda/ngày chỉ làm tăng nguy cơ Tu vong do mọi nguyên nhân 11%.

Nguyên nhân là vì nước trái cây không đường thật ra chứa rất nhiều đường! Dù bạn không bỏ thêm tí đường hay siro nào, bản thân trái cây đã có đường. Khi bạn tiêu thụ trái cây theo kiểu nước ép, số trái cây bạn cần nạp vào là rất nhiều so với kiểu ăn trực tiếp. Trong khi đó, việc ép trái cây bỏ đi phần xác chứa nhiều chất xơ có lợi nhưng để lại hầu toàn bộ lượng đường trong trái cây đó trong ly nước của bạn.

Nghiên cứu tập trung vào fructose, loại đường giàu trong trái cây và hay được dùng để làm ngọt đồ uống có gas. Tiêu thụ nó làm tăng lipid máu, tăng các dấu hiệu viêm và nguy cơ cao huyết áp. Một loại đường khác cũng hiện hữu là glucose thì liên quan đến tình trạng kháng insulin và tiểu đường. Ngoài ra, nước trái cây hay nước ngọt đều liên quan đến bệnh mạch vành, tình trạng có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim. Tất cả lý giải cho việc chúng làm tăng nguy cơ ch*t sớm.

Với trẻ em, số nước trái cây tiêu thụ hàng ngày càng nên giảm xuống. Trước đó, Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã đưa ra khuyến nghị chỉ cho trẻ nhỏ tiêu thụ 4-6 oz (118,3 ml – 177,4 ml) nước trái cây 100% tự nhiên mỗi ngày. Với trẻ trên 7 tuổi, giới hạn là 8 oz (236,6ml).

"Mặc dù đường trong nước ép trái cây 100% là tự nhiên chứ không phải được thêm vào, một khi được chuyển hóa, phản ứng sinh học về cơ bản là giống nhau" – 2 chuyên gia là tiến sĩ Marta Guasch-Ferré và bác sĩ Frank Hu, đến từ Trường Y tế công cộng Harvard T.H. Chan (thuộc Đại học Harvard, Mỹ), viết trong phần bình luận được xuất bản cùng nghiên cứu trên tạp chí khoa học JAMA Network Open.

BP (sưu tầm)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/nuoc-trai-cay-100-tu-nhien-that-ra-chua-rat-nhieu-duong-20200513143305276.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY