Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Ở Nhật người trẻ ít khi nhường ghế cho người già, lý do gì mà một đất nước hàng đầu về văn hóa ứng xử lại hành động như vậy?

MangYTe - Theo phép lịch sự, khi đi trên xe buýt hoặc trên tàu điện ngầm, người già và phụ nữ có thai sẽ được nhường chỗ. Nhưng chuyện đó sẽ không xảy ra ở Nhật Bản.

Nếu du khách từng có dịp đặt chân tới nhật bản hẳn sẽ choáng ngợp trước cách cư xử tôn trọng, khuôn phép của con người nơi đây. tuy nhiên, khi đi trên các phương tiện công cộng từ xe bus tới tàu điện ngầm, khách du lịch sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh tượng người già phải đứng, trong khi người trẻ tuổi lại ngồi mà không nhường ghế.

Hình ảnh thường ngày ở Nhật Bản.

Vì sao một nước có nền giáo dục tiên tiến, có phong cách sống đáng ngưỡng mộ lại tồn tại một nghịch lý như vậy?

Ở hầu hết các quốc gia, sự tôn trọng và ưu tiên dành cho người cao tuổi là dấu hiệu cho việc đối nhân xử thế tốt của giới trẻ. tuy nhiên, khi trò chuyện với người già ở nhật, bạn sẽ nhận ra đó không chỉ dừng lại ở phép lịch sự mà còn ở cách xử lí những kĩ năng xã hội.

Ở nhật bản, việc nhường ghế cho người già lại được coi là thiếu tôn trọng. khi bạn nhường ghế cho họ, những người già sẽ nghĩ: "mình đã già đến mức người khác phải nhường chỗ cho ư?". chính điều đó làm tổn thương và nhắc nhở họ về tuổi già.

Trên thực tế, Nhật Bản là quốc gia có dân số già ngày càng tăng. Bản thân những người cao tuổi hầu hết đều có sức khỏe tốt, vẫn tham gia làm việc như những người khác. Họ coi việc "chiến đấu" trong các toa tàu đông nghẹt khách là điều bình thường. Bởi vậy, quan điểm của người Nhật về việc ưu tiên cho người cao tuổi gần như sẽ khác biệt với hầu hết các nước châu Á khác.

Bạn đừng cố nhường chỗ cho người cao tuổi khi tới Nhật, nếu không muốn coi là bất lịch sự.

Hơn nữa, người Nhật vốn rất coi trọng sự bình đẳng. Ai lên tàu trước sẽ là người có ghế. Lòng tự trọng cao khiến họ không cho phép mình được người khác nhường nhịn hay đòi hỏi quyền lợi từ ai. Họ không muốn nhận thứ không thuộc về mình.

Thậm chí, ngay cả khi bạn có lòng tốt muốn nhường ghế, điều đó không có nghĩa người khác phải chấp nhận lòng tốt đó của bạn. Một số người sợ họ sẽ gây bất tiện cho bạn hoặc đơn giản là họ không muốn bị thương hại.

Với những người Nhật không muốn bị coi là "già" hay "gây rắc rối cho người khác", nếu như bạn khăng khăng nhường ghế cho họ thì điều tốt nhất để làm là bạn hãy giả vờ rằng bạn chuẩn bị xuống xe buýt ở trạm dừng kế tiếp. Chỉ cần đứng lên và đi về phía lối ra xe buýt hoặc đến một cabin khác (nếu bạn đang ở trên tàu). Hoặc chỉ cần đứng lên và rời khỏi chỗ, nếu mọi người thấy chỗ đó trống và họ sẵn sàng ngồi xuống.

Lily (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/o/o-nhat-nguoi-tre-it-khi-nhuong-ghe-cho-nguoi-gia-ly-do-gi-ma-mot-dat-nuoc-hang-dau-ve-van-hoa-ung-xu-lai-hanh-dong-nhu-vay-20210914192323151.htm)
Từ khóa: người già

Chủ đề liên quan:

người già

Tin cùng nội dung

  • Người cao tuổi thường mắc các chứng bệnh phải nằm lâu, cùng với tình trạng tiêu tiểu không tự chủ rất dễ gây loét da nhất là vùng xương cụt.
  • Chẳng phải là những thành tích, kỷ lục gì ghê gớm để được ghi vào sách chuyện lạ Việt Nam, nhưng đối với người già lại là những điều quan trọng cần quan tâm nhất, bởi liên quan đến một thứ còn quý hơn… vàng, đó là sức khỏe.
  • Người có tuổi như đèn treo trước gió, cơ thể ngày một yếu dần hơn. Tính tình, khẩu vị cũng bỗng nhiên thay đổi. Chính vì thế, họ cũng cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để hạn chế tối đa, phòng ngừa những bệnh thường dễ xâm nhập.
  • Khi nói đến sữa, đa phần mọi người chỉ quan tâm đến chọn sữa cho trẻ em. Những thắc mắc liên quan đến uống sữa làm sao cho khoẻ cũng chỉ nhằm đến trẻ sơ sinh hay đang tuổi ăn, tuổi lớn mà ít khi lưu tâm đến người già.
  • Mặc dù chỉ chiếm hơn 10% tổng dân số thế giới, nhưng người già lại sử dụng một lượng Thuốc gần tương đương với những người trẻ tuổi. Nguyên nhân là do người già thường mắc đồng thời nhiều loại bệnh và gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe do quá trình lão hóa,
  • Ngoài nguyên nhân S*nh l*, hiện tượng điếc ở người già còn có liên quan đến việc ăn uống không hợp lý, nếu điều chỉnh có thể đề phòng được.
  • Bố tôi gần đây thường bồn chồn, mất ngủ, chán ăn, không vui vẻ, có suy nghĩ tiêu cực. Nghe nói đây là triệu chứng trầm cảm ở người già.
  • Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến nhất ở người cao tuổi. Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng của trầm cảm ở người cao tuổi có những sắc thái riêng.
  • Hội chứng tâm thần mà người có tuổi thường cho biết ở bệnh viện hay hiệu Thu*c là chứng trầm cảm (chiếm khoảng 13-20%).
  • Ông cháu hay bị trướng bụng, mệt mỏi, táo bón liên tục dù đã được ăn với chế độ nhiều rau xanh, mẹ cũng đã thêm khoai lang vào bữa ăn của ông nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY