Thông tin này là hoàn toàn không chính xác. tất cả biến chủng của ncov đều có nguy cơ xâm nhập, tấn công vào phổi, omicron cũng không ngoại lệ. virus có thể tấn công vào mọi vị trí của cơ thể chứ không phải chỉ xâm nhập tới cổ họng.
Điểm khác nhau là ở mức độ gây bệnh nặng hay nhẹ. các thống kê hiện tại cho thấy người mắc omicron thường triệu chứng diễn biến nhẹ hơn so với bệnh nhân mắc các biến chủng cũ như delta. bệnh nhân mắc chủng omicron chủ yếu đau rát họng, ho, đau đầu, một số bị tiêu chảy... với biến chủng delta, triệu chứng rầm rộ hơn, sốt cao hơn. tuy nhiên, một tỷ lệ bệnh nhân nguy cơ diễn biến nặng, thậm chí nguy kịch và t* vong.
Nhóm có nguy cơ trở nặng khi mắc covid-19 liên quan đến vấn đề tuổi tác, bệnh nền, đã tiêm vaccine hay chưa. vì vậy, omicron vẫn có nguy cơ khiến bệnh diễn biến nặng, đặc biệt với người cao tuổi, người có bệnh nền, chưa tiêm đủ liều vaccine. do đó, người dân không được phép chủ quan.
Quan trọng nhất là bệnh nhân cần theo dõi chỉ số SpO2, nếu chỉ số này xuống thấp tức có nguy cơ tổn thương phổi, phải liên hệ cơ quan y tế ngay.
Số bệnh nhân nặng đang hồi sức cấp cứu tại các cơ sở y tế đa số thuộc nhóm phụ nữ mang thai chưa tiêm vaccine, người cao tuổi và người có bệnh nền (một số dù đã tiêm hai mũi vaccine vẫn diễn tiến nặng). như vậy, số ca nhiễm vẫn tăng mỗi ngày, vẫn có những người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vaccine thì sẽ còn ghi nhận các ca nặng. nếu độc lực của omicron tương đương với delta thì số ca nặng chắc chắn sẽ còn tăng lên rất cao.