Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ông Nguyễn Đức Chung: Độ trễ của thông tin sẽ ảnh hưởng đến công tác phòng dịch

(MangYTe) - Tại phiên họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng độ trễ của thông tin sẽ ảnh hưởng đến công tác phòng dịch bệnh.

Sáng 13/4, Chủ tịch UBND TP Đức Chung, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội đã chủ trì phiên họp trực tuyến với các quận huyện, xã phường để tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống, khoanh vùng dập dịch.

Tại cuộc họp, nói về việc sáng nay Hà Nội có 117 ca dương tính với Covid-19 nhưng theo số liệu của Bộ Y tế là 112 ca vậy số trường hợp còn lại đang ở đâu… Chủ tịch UBND TP Hà Nội Đức Chung cho rằng, cần thay đổi cách làm, bởi nếu không không đồng bộ, không nhất quán về thông tin, sẽ làm người dân phân tâm.

Ông Chung cũng nhấn mạnh không có chuyện Hà Nội "tranh việc" để ca bệnh Covid -19. Chủ tịch UBND TP nêu rõ, trong giai đoạn 1 của dịch Covid -19, Bộ Y tế cho phép CDC Hà Nội xét nghiệm loại trừ; giai đoạn 2 cho phép xét nghiệm khẳng định.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chủ trì phiên họp sáng nay

Theo ông Chung, việc Hà Nội đề xuất là khi đã xét nghiệm khẳng định thì cập nhật và công bố luôn bởi độ trễ của thông tin sẽ ảnh hưởng đến công tác phòng dịch. Chủ tịch UBND TP dẫn chứng: "Như ca bệnh Bộ Y tế công bố chiều 12/4 thì Hà Nội đã thông báo từ chiều 11/4. Đáng lẽ, trong sáng 12/4, Bộ cần công bố luôn nhưng lại để đến buổi chiều. Nhân dân không thấy thông tin, rồi báo chí đưa tin sáng không có ca bệnh... Như vậy sẽ dẫn đến chủ quan, không thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng".

"Nếu những vấn đề phù hợp với khoa học dịch tễ và thực tiễn thì chúng ta cần mạnh dạn sửa ngay. Chúng tôi là những người trực tiếp làm nên chung chung là khó làm", Chủ tịch UBND TP nói.

Dẫn bài học từ Mê Linh và các nơi khác, Chủ tịch UBND TP đề nghị tổ công tác của Bộ Y tế nghiên cứu, đánh giá để có cảnh báo về các đối tượng, độ tuổi dễ lây nhiễm Covid-19.

"CDC Hà Nội, Sở Y tế cần cùng với các chuyên gia nghiên cứu kỹ vấn đề này. Phân tích phải logic với nhau và chọn cái xác suất nhiều hơn để đưa ra nhận định thống nhất, tránh tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" - ông Nguyễn Đức Chung nói.

Ông Nguyễn Đức Chung cũng đề nghị các quận huyện trong quá trình xác minh, khoanh vùng dập dịch, xét nghiệm thì rút ra kinh nghiệm gì. Ông đánh giá: "Sau 14 ngày tương đối sóng gió với Hà Nội, từ những ca đầu tiên phát hiện ngày 6/3 đến nay đã được 36 ngày, hiện TP vẫn là địa bàn nóng bỏng và có số ca nhiễm nhiều nhất. Đặc biệt số ca lây nhiễm cộng đồng cũng nhiều nhất, có ổ dịch lớn nhất là Bạch Mai".

Sau khi bàn bạc với Thứ trưởng Bộ KH&CN cùng với việc xem lại hết camera phòng ăn của công ty Trường Sinh ở tầng 2 Trung tâm dinh dưỡng BV Bạch Mai, Chủ tịch TP nhận thấy tất cả nhóm nữ bị nhiễm ngồi ăn cùng với nhau.

"Từ ngày 20-25/3, các buổi trưa ngồi ăn với nhau không có khẩu trang, các ca nhiễm ở Ninh Bình, Hoài Đức, Lai Châu cũng ngồi ăn ở đúng bàn đó. Còn các nhân viên nam của công ty Trường Sinh thì ăn ở góc khác nên không bị nhiễm", ông thông tin.

Gia Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Công lý (https://congly.vn/xa-hoi/doi-song/ong-nguyen-duc-chung-do-tre-cua-thong-tin-se-anh-huong-den-cong-tac-phong-dich-339448.html)

Tin cùng nội dung

  • Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật (cơn động kinh) với những hành vi, triệu chứng, và cảm giác bất thường, bao gồm cả mất ý thức khi lên cơn.
  • Bệnh sarcoidosis (sarcoidosis) là hậu quả sự phát triển các ổ viêm nhỏ tại nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể - thường nhất ở phổi, hạch bạch huyết, mắt và da.
  • Sau đây, kênh Mạng Y Tế xin giới thiệu: Thông tin về Bệnh xơ cứng bì. Xin mời các bạn cùng tham khảo.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Điều trị ung thư sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Một số tác dụng thường gặp hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.
  • Bệnh ung thư, bạn đang muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị ung thư
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY