Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

PGS, TS Trần Đắc Phu: Cách ly khoa học, theo nguyên tắc lây nhiễm đến đâu cách ly đến đó

Liên quan đến một số địa phương thực hiện việc khoanh vùng cách ly, khử khuẩn chưa đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, chuyên gia Trần Đắc Phu, Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế cộng đồng Việt Nam (PHEOC) khẳng định cần thực hiện cách ly cộng đồng khoa học, đúng cách, tránh lãng phí và gây tâm lý hoang mang trong cộng đồng.

Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu khuyến cáo, việc khoanh vùng cách ly tại cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và chỉ được thực hiện dựa trên cơ sở, bằng chứng khoa học. Theo đó, virus SARS-CoV-2 chỉ lây bệnh khi tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm virus do người mắc bệnh thải ra. Do đó, trước khi cách ly, các cơ quan chuyên môn (cụ thể là Trung tâm Y tế dự phòng của các tỉnh, thành phố) phải tiến hành điều tra dịch tễ, xác định mức độ lây nhiễm để các lực lượng chức năng liên quan tổ chức khoanh vùng cách ly khu vực đó.

Hiện nay, Bộ Y tế đã có Quyết định 904/QĐ-BYT về việc ban hành “Sổ tay hướng dẫn thực hiện cách ly vùng có dịch COVID-19” nêu rõ “Quy mô khoanh vùng cách ly tùy theo tình hình dịch thực tế tại địa phương có thể lựa chọn quy mô như sau: Cụm dân cư, khu phố, cơ quan, đơn vị/ Thôn, tổ, đội, ấp/ Xã, phường, thị trấn/ Quận, huyện”.

“Tuy nhiên, nếu người nghi ngờ hoặc đã nhiễm virus SARS-CoV-2 không tiếp xúc, liên hệ với những người xung quanh, nhà bên cạnh, khu vực lân cận… thì chỉ cần cách ly nhà của người đó hoặc cách ly, xử lý môi trường, khử trùng, khử khuẩn rộng hơn từ 1 đến 2 nhà bên cạnh,” chuyên gia Trần Đắc Phu nêu rõ.

Chuyên gia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều tra dịch tễ để xác định độ lây nhiễm. Trên cơ sở điều tra dịch tễ để thực hiện công tác cách ly theo nguyên tắc “lây nhiễm đến đâu cách ly đến đó”. Công tác cách ly, khoanh vùng cách ly tại cộng đồng cần thực hiện khoa học, đúng phương pháp và linh hoạt. Việc xác định vùng dịch phải dựa trên tiền sử đi lại, tiếp xúc của người mắc COVID-19 và các yếu tố có khả năng lây nhiễm. Chỉ cách ly vùng dịch lớn hơn khi không xác định được các yếu tố như danh tính, địa chỉ lưu trú, lịch trình, tiền sử tiếp xúc của các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2…

“Trong những trường hợp cần thiết có thể quyết định cách ly ở một khu vực rộng hơn hoặc rút gọn phạm vi tùy theo việc xác định yếu tố lây lan trong dịch tễ học. Nếu phát hiện bệnh nhân di chuyển đến những địa điểm khác, ngoài khu vực sinh sống, nhưng có yếu tố lây nhiễm cao, cần tổ chức cách ly cả ở địa điểm khác,” ông Trần Đắc Phu nêu rõ.

Ông Trần Đắc Phu cho biết, thời gian qua, Việt Nam đã kịp thời phát hiện được nguồn bệnh từ bên ngoài về hoặc do lây lan từ các ca bệnh, qua đó xác định được khu vực cách ly. Tuy nhiên, những người sống ở cùng khu phố với bệnh nhân nhưng không tiếp xúc, không có nguy cơ nhiễm bệnh, đã thực hiện các biện pháp phòng hộ vệ sinh thì không được coi đó là người đến từ vùng dịch.

Cố vấn Trần Đắc Phu khuyến cáo, người dân cần có những hiểu biết đúng, khoa học về yếu tố “người đến từ vùng dịch” và có hành động, quan điểm đúng đắn, tránh kỳ thị những người đến từ các địa phương có ca nhiễm và nghi ngờ mắc bệnh COVID-19. Việc một số địa phương kỳ thị với “người đến từ vùng dịch” trong thời gian vừa qua là không đúng.

Diệp Trương (TTXVN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/suc-khoe/pgs-ts-tran-dac-phu-cach-ly-khoa-hoc-theo-nguyen-tac-lay-nhiem-den-dau-cach-ly-den-do-20200318173039760.htm)

Tin cùng nội dung

  • Có lẽ đây là tình trạng xảy ra với rất nhiều người và cũng vô vàn lời thắc mắc tại sao. Liệu tình trạng này là bình thường hay bất thường, liệu có phải bạn đang mắc một căn bệnh hay một rối loạn nào đó? Hãy đọc những luận điểm sau đây và tự tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này!
  • Sống thật tốt, cười thường xuyên và yêu thương thật nhiều. Chân lý sống hạnh phúc chỉ đơn giản gói gọn trong 3 chữ Live Laugh Love vậy thôi.
  • Alzheimer là bệnh gây mất trí nhớ phổ biến ở nhóm người cao tuổi. Việc điều trị bệnh này vẫn còn hạn chế nên việc phòng ngừa đóng một vai trò quan trọng. Tạp chí SDC của Singapore vừa giới thiệu 7 nguyên tắc cơ bản về phòng tránh bệnh này.
  • Phụ nữ ở tuổi mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh về tim cao hơn vì đây là thời kỳ hormon giới tính có tác dụng bảo vệ tim đã suy giảm và hết hẳn, nhường chỗ cho sự tích lũy quá nhiều cholesterol.
  • Hầu hết bệnh nhân nhiễm bệnh qua đường T*nh d*c không an toàn, nhưng các bác sĩ vẫn ghi nhận nhiều trường hợp hy hữu mắc bệnh này qua... tay.
  • Bệnh giang mai là một trong số những bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c. Bệnh thường không có biểu hiện ở những giai đoạn đầu nên khó chẩn đoán và điều trị.
  • Việc cấp cứu ban đầu rất quan trọng, trong đó có vai trò của các cộng tác viên và cộng đồng khi xảy ra T*i n*n là rất lớn.
  • Ga-rô là biện pháp cầm máu để giúp máu ngừng lưu thông. Nếu thực hiện không đúng cách có thể làm cả đoạn chi bị hoại tử, phải cắt bỏ.
  • Đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, lý tưởng nhất là được ghép thận mới để thay thế thận cũ nhưng chỉ một tỷ lệ rất nhỏ trong số bệnh nhân này có được may mắn đó.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY